banner
English
Tiếng Việt

TRỰC TIẾP: Diễn đàn "Cùng nông dân đi chợ thế giới"

Cập nhật: 11/10/2019
Lượt xem: 14530

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4 với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới”. Đây là một trong chuỗi hoạt động của Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” lần thứ 7.  

Diễn đàn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương giao Báo NTNN/ Dân Việt phối hợp với Công ty CP phân bón Bình Điền tổ chức thực hiện.

Tham dự Diễn đàn có ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Phùng Đức Tiến- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),  ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội.

Đại diện các Ban Đảng: Đại diện lãnh đạo của các Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước VN, Bộ Tài nguyên môi trường…; Đại diện của các DN, tập đoàn đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Đặc biệt, Diễn đàn có sự tham dự của 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019 được bình chọn trong khuôn khổ Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam.

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ thương mại đa biên:

Tôi xin phép khẳng định việc hàng nông dân Trung Quốc mượn đường Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ là chưa có bằng chứng nào, cũng như chưa có vụ việc thực tế nào mà mới chỉ dừng lại ở những cảnh báo. Có một thực tế là hệ thống hải quan Việt Nam đã có những quy định, chế tài kiểm soát nghiêm ngặt nên hàng Trung Quốc hầu như không có khả năng “đội lốt” hàng Việt Nam.

Bộ Công Thương hiện đã ban hành các cảnh báo cũng như trình lên Chính phủ các đề án kiểm soát những bất thường trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung leo thang. Tuy nhiên cho đến nay, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tác động của thương chiến đến Việt Nam là hầu như chưa rõ ràng, chưa cụ thể. Nguyên nhân chính là do các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hầu như không trùng với nông sản Mỹ xuất khẩu cho Trung Quốc và ngược lại. Một số mặt hàng thủy sản mà Việt Nam đang cùng với Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ hiện bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá, do đó tác động không quá lớn.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 3

Ông Phạm Mạnh Thiêm- NDXS tỉnh Bình Phước

Ông Thiêm sinh năm 1959 tại thôn Phú Thịnh, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước hiện có 25 ha trồng cao su và tiêu, lợi nhuận trên 2,5 tỷ đồng mỗi năm. Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 6-10 lao động.

Hỏi: Được biết, hiện ngoài quan hệ thương mại với 38 đối tác thương mại thuộc 2 khối CPTPP và EU, chúng ta còn có kim ngạch xuất khẩu nông sản rất lớn sang 2 thị trường Trung Quốc và Mỹ, mà hiện giữa 2 nước này đang nổ ra cuộc chiến thương mại lớn nhất từ trước đến nay. Xin hỏi, cuộc chiến thương mại này, sẽ tác động như thế nào đến tình hình xuất khẩu nông sản nước ta; đặc biệt gần đây đang có chuyện “hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt” để xuất khẩu sang Mỹ?
 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú Y:

Như chúng ta đã biết Việt Nam hiện là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nghĩa là chúng ta phải tuân theo Hiệp định kiểm dịch động thực vật. Hiệp định này quy định rõ các sản phẩm xuất khẩu phải phải tuân thủ theo chuỗi đảm bảo an toàn từ con giống đến nuôi thương phẩm, giết mổ hiện đại và đóng gói cung cấp ra thị trường.

Thời gian qua, Cục Thú y đã đàm phán với một số nước để đưa các sản phẩm thịt gia cầm xuất khẩu vào các thị trường đó. Cụ thể, năm 2017 Việt Nam đã xuất khẩu được thịt gà sang thị trường Nhật Bản, đây là thị trường rất khó tính, yêu cầu đòi về về vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm rất cao, thế nhưng một số DN của chúng ta đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản và được thị trường này chấp nhận. Do đó, nếu DN nào có nhu cầu xuất khẩu thịt gà cũng như các loại nông sản sang các thị trường khó tính, thì chúng tôi có thể trợ giúp các thủ tục, hướng dẫn các quy trình, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

Hễ nói tới chăn nuôi, chúng ta sẽ hình dung ngay ở Việt Nam nhà nào cũng có chuồng gà, chuồng lợn, với 11 triệu hộ nông dân. Nhưng bây giờ, không nói tới chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ nữa, mà là chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp.

Hạ tầng đầu tư công nghiệp cho chăn nuôi đang ngày càng được đầu tư mạnh với kỹ thuật, công nghệ không hề kém cạnh các nước phát triển. Các hộ chuyên nghiệp phải có công nhân kĩ thuật làm chăn nuôi, học nghề đàng hoàng. Chỉ có vậy mới giảm được giá tành, tăng năng suất.

Tôi tin với 7 vùng sinh thái của chúng ta như hiện nay, sẽ làm ra được nhiều sản phẩm thịt gà, thịt lợn hay thuỷ sản ngon. Dù trong khó khăn, chúng ta vẫn phải có niềm tin sẽ làm được. Thực tế là thịt gà Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, thị trường ưa thích nên chúng ta không sợ.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 7

Trả lời nông dân Nguyễn Văn Công, ông Nguyễn Xuân Dương – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: Câu hỏi này đúng là băn khoăn thời sự của không chỉ ngành chăn nuôi mà cả các ngành kinh tế khác. Đặc biệt, lĩnh vực chăn nuôi được đánh giá là sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

So với các nước trong CPTPP hay EVFTA, thì Newzealand, Úc, hay châu Âu đều có lợi thế về chăn nuôi, nhiều nước 80% sản phẩm nông nghiệp là chăn nuôi, nền sản xuất mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Nông dân Việt Nam không trồng trọt, không chăn nuôi thì sẽ làm gì? Sản xuất hiện nay cái gì cũng có thử thách, nhưng vẫn có thời cơ cho chúng ta.

Các hàng rào kĩ thuật, thuế quan, chúng ta đã nghiên cứu kĩ về lí thuyết, vấn đề là thực thi như thế nào?

Hiện trong chăn nuôi, lĩnh vực sữa, trứng là 2 lĩnh vực tiên tiến, trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, chúng ta phải chấp nhận các hàng rào mà các nước đặt ra. Việc tuân thủ các quy định về chất cấm, hóc môn tăng trưởng, dư lượng kháng sinh chúng ta đang làm quyết liệt, nhưng quan trọng nhất là người chăn nuôi phải làm ra sản phẩm rẻ hơn, chất lượng hơn và truy xuất được nguồn gốc.

Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn có thói quen sử dụng thịt nóng, chưa quen dùng thịt mát, đối với thịt gà, vẫn thích ăn gà ta thả vườn, nuôi 5-6 tháng chứ không phải nuôi kiểu công nghiệp 45 ngày đã xuất chuồng.

Vì vậy, nông dân chúng ta cần làm sao để biến sản phẩm thịt gà này thành lợi thế trên thị trường xuất khẩu.

Tôi tin chúng ta làm được, có thể năng suất chăn nuôi không cao bằng châu Âu, châu Mỹ nhưng phải đạt được tầm khu vực. Giá thành cũng phải cạnh tranh, khi các nước xuất sản phẩm sang nước ta mới có thể không lo bị đánh bật.

Người nông dân cố gắng cùng cơ quan quản lí, các hiệp hội, ngành hàng (hiện đang bị xem nhẹ) dẫn dắt người nông dân sản xuất đúng hướng.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 9

Ông Nguyễn Văn Công- Nông dân xuất sắc tỉnh Nam Định

Ông Công sinh năm 1973 tại xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Hiện đang có trang trại gà đẻ lớn nhất Nam Định rộng 4ha, nuôi 40.000 con gà, mỗi ngày cho thu 35.000 quả trứng, tổng doanh thu 24 tỷ đồng/năm. Ông Công đã áp dụng nhiều công nghệ sản xuất hiện đại vào chăn nuôi gà đẻ.

Hỏi: Theo lộ trình chúng ta đã cam kết khi ký kết các hiệp định, CPTPP và EVFTA, bên cạnh các lợi thế mà chúng ta đã nhắc đến nhiều, thì tôi được biết chúng ta cũng phải “đánh đổi”, khi có nhiều mặt hàng, sản phẩm chăn nuôi của các nước xuất khẩu vào nước ta sẽ có mức thuế suất bằng 0%, đặc biệt là đối với các sản phẩm trứng, sữa. Để bảo vệ sản xuất trong nước và vẫn thực hiện đúng các cam kết đã ký kết, chúng ta sẽ có các hàng rào kỹ thuật như thế nào để kiểm soát và nhà nước sẽ hỗ trợ chúng tôi như thế nào để giá thành sản xuất ở mức thấp, cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu?

 

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

Ông Nguyễn Quốc Toản- Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản trả lời:

Ông Lương Hoàng Thái- Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên trả lời:

Tôi phải thú nhận rằng, về sản xuất chanh thì chúng tôi không thể giỏi bằng người nông dân. Như tôi đã đề cập phía trên, với các hiệp định thương mại, chúng tôi đàm phán về những rào cản về thương mại như rào cản thuế quan.

Trong khi đó, những đòi hỏi của thị trường thì bất biến không thay đổi theo thời gian và tùy mỗi nơi có các yêu cầu khác nhau. Vì vậy, những yêu cầu về quay clip hay việc sử dụng Blockchain để truy xuất nguồn gốc cũng là yêu cầu của mỗi một quốc gia. Nếu chúng ta đáp ứng được những yêu cầu đó chúng ta có thể đẩy mạnh được xuất khẩu, đưa ra được mức giá hợp lý …Diễn đàn này sẽ là bước ban đầu để chúng ta đề cập và cùng tháo gỡ những vấn đề này.

Chúng ta đã mở được cổng nhưng đi vào như thế nào còn muôn vàn bước khác nữa. Tôi phải khẳng định, muốn vượt lên được tất cả phải vào cuộc từ doanh nghiệp cho tới các Bộ,ban ngành. Có như thế mới có thể tận dụng được cơ hội từ CPTPP hay EVFTA.

Ông Vũ Vinh Phú – Chuyên gia thương mại chia sẻ:

Thời gian vừa qua, TP. Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội chợ, thông qua đó tạo mối liên kết, Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư của Hà Nội đã làm việc rất tốt. Chúng tôi muốn thông qua các sự kiện đó, tiếp tục kết nối giữa các doanh nghiệp, đàm phán các hợp đồng liên kết nhằm mục đích phát triển lâu dài cho thị trường.

Hiện nay, Hà Nội có gần chục triệu dân, nhu cầu tiêu thụ rất lớn, nhưng nhiều sản vật các tỉnh chưa có mặt vì nhiều lý do. Đây là trách nhiệm của ngành thương mại Hà Nội

Hà Nội có hàng trăm siêu thị, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cao, các sản phẩm sạch có doanh số tiêu thụ hàng tỉ đồng một ngày. Bà con có thể tin tưởng về sự liên kết với các doanh nghiệp phân phối, siêu thị đang đáp ứng nhu cầu rất lớn của thành phố Hà Nội.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 12

Ông Nguyễn Hữu Hà- Nông dân xuất sắc tỉnh Hưng Yên:

Ông Hà sinh năm 1979 tại xã Tân Dân, huyện Khoái Châu Hưng Yên. Hiện ông đang có 12,5ha trồng chanh tứ quý- một giống từ Úc với số lượng 10.000 cây, cho tổng thu nhập 13,5 tỷ đồng/năm; lợi nhuận thu về đạt 5,5 tỷ đồng/năm. Ông Hà đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 30-35 lao động với mức lương 8-10 triệu đồng/năm.

Hỏi: Tôi được biết, đối với thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, họ rất khó tính trong việc try xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; thậm chí có nước còn yêu cầu chúng ta phải quay clip, ghi lại hình ảnh trong suốt quá trình canh tác sản phẩm để họ theo dõi. Với các quy định khắt khe như vậy, liệu khi ký kết các hiệp định thương mại tự do, chúng ta đã tính toán đến chưa và với những người trồng chanh như tôi, bây giờ phải làm gì để đáp ứng được các điều kiện đó?

Câu hỏi thứ 2, chúng tôi là các tỉnh đồng bằng ven Hà Nội có nhiều sản vật quý, chúng tôi sản xuất rất minh bạch, liệu phía UBND TP.HN có tổ chức sự kiện hay hoạt động gì để kết nối, đưa các sản phẩm của chúng tôi tới tay người tiêu dùng Thủ đô không?

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

Với kiểm dịch thực vật, muốn xuất sản phẩm đi chúng ta phải có giấy kiểm dịch thực vật cho cơ quan bảo vệ thực vật cấp, kiểm soát.

Về an toàn thực phẩm, chúng ta dựa trên tiêu chuẩn do uỷ ban an toàn thực phẩm quốc tế đưa ra, rồi mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng.

Về tiêu chuẩn hàng hoá, từ ngày 14/12/2019 sẽ có quy định mới. Về phía quản lý Nhà nước, hiện chúng tôi đang phối hợp với bộ công thương phổ biến định kỳ. Rất nhiều cuộc họp được phổ biến cho nông dân và doanh nghiệp. Không chỉ mời chuyên gia trong nước, mà mời cả nước ngoài tới phổ biến.

Ông Nguyễn Quang Hiếu- Trưởng phòng Truyền thông Cục BVTV chia sẻ tại Diễn đàn:

Một sản phẩm đôi khi đàm phán phải mất 10-15 năm mới mở cửa được thị trường. Trước đây, chúng ta đang thiếu thốn thông tin, CSHT, để rồi tới khi xuất khẩu thì không khai thác được thị trường. Nguyên nhân do chúng ta thường bỏ quên một phần việc quan trọng là phải hiểu quy định thị trường xuất khẩu.

Đối với câu hỏi đặt ra về dư lượng và quy định kiểm dịch thực vật để xuất khẩu sang thị trường EU, thông tin này đã được EU công bố rất minh bạch trên cổng thông tin Europa.eu. Về dư lượng hoá chất tồn tại trong mỗi sản phẩm, EU đã có quy định cụ thể với từng loại hoá chất được sử dụng với mỗi sản phẩm.

EU là một thị trường mà người tiêu dùng có ý thức rất cao về an toàn thực phẩm, đặc biệt KHCN rất phát triển. Hàng năm, EU đều có sáng kiến, công nghệ mới nhằm phát hiện dư lượng hoá chất ở mức thấp hơn.

Về kiểm dịch thực vật, EU có một bộ quy chuẩn đầy đủ và chi tiết nằm trong chỉ số 29/2000/EC ngày. Từ 1/9/2019, họ có chỉ số 523 để bổ sung thêm các yêu cầu cụ thể, sắp tới họ cũng sẽ áp dụng thêm một bộ tiêu chuẩn mới.

EU rất minh bạch, có sẵn yêu cầu, chúng ta phải làm sao để đáp ứng và sử dụng được bộ yêu cầu đó. Ví dụ, về quản lý loài sâu bệnh, họ đưa ra phương án a, b, c… cho nhà sản xuất lựa chọn. Khi chúng ta đáp ứng được mục a, họ sẽ kiểm tra và chứng nhận cho nhà sản xuất đúng mục a. Nội dung chứng nhận sẽ là: “Lô hàng của chúng tôi đáp ứng yêu câu của EU, mục 16.5, lựa chọn c…” 

Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, anh có thể liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 15

Ông Nguyễn Quốc Toản- Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) trả lời câu hỏi tại Diễn đàn.

Kết quả của xuất khẩu nông sản trong năm 2018 là thành tựu chung, trong đó, có sự đóng góp lớn thuộc về các doanh nghiệp nông nghiệp và các hộ nông dân.Trong năm vừa 2019, nông nghiệp Việt Nam đối mặt với 3 thách thức lớn, bên cạnh dịch tả lợn châu phi là xung đột thương mại Mỹ-Trung. Ngoài ra, bản thân thị trường đã có sự chuyển dịch theo xu hướng chung của thời đại là CMCN 4.0. Điều này buộc chúng ta phải có sự thay đổi để thích nghi.

Trong số các bác nông dân tham dự diễn đàn hôm nay, nhiều người là chủ doanh nghiệp, là những doanh nhân nông nghiệp.

Sau 9 tháng của năm 2019, chúng ta có 1.939 doanh nghiệp nông nghiệp mới. Hiện nay, số lượng đầu tư trong nông nghiệp là 11.300, một con số cho thấy sự đông hành của các bác nông dân với quá trình phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Hôm nay, chúng ta nói tới rào cản, bao gồm rào cản thương mại và phi thương mại. Ngoài ra, còn có những rào cản khác như phá giá. Liên quan tới rào cản thương mại, CPTPP và EVFTA đã tạo điều kiện rất tốt cho việc cắt giảm thuế của chúng ta. Song vẫn còn đó những rào cản kỹ thuật được quy định cho từng nhóm ngành hàng, từng quốc gia.

Liên quan tới rào cản kỹ thuật, theo WTO có 2 loại hình: Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật.

Bản thân chúng tôi, cũng có văn phòng để thu thập thông tin dữ liệu về vấn đề này hàng ngày, hàng toàn.

Đối với mặt hàng rau củ quả, chúng ta có ba vấn đề cần quan tâm: yêu cầu kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn hàng hoá.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 17

Ông Nguyễn Văn Linh- Nông dân xuất sắc tỉnh Bắc Ninh:

Ông Linh sinh năm 1975 tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Hiện ông Linh đang trồng 40ha cà rốt, củ cải đường xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc với doanh thu 9 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận: 3 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm ổn định cho 50 lao động thường xuyên và 100-150 lao động thời vụ.

Hỏi: Tôi được biết, một trong những yêu cầu quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu, không chỉ với các thị trường tự do mà chúng ta đã ký kết, mà còn cả các thị trường khác. Có những loại quả, phải mất 10-15 năm đàm phán mới xuất khẩu được. Vậy, có CPTPP, EVFTA thì mừng rồi, nhưng chúng tôi muốn biết, các thị trường này sẽ đưa ra những rào cản kỹ thuật gì, nhất là vấn đề kiểm dịch dư lượng thuốc BVTV như đối với các loại củ, quả xuất khẩu của chúng tôi?

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

Tiếp lời của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại góp ý: Tôi cho rằng việc xuất khẩu quan trọng nhất là truy xuất nguồn gốc, nếu chúng ta hướng dẫn để nông dân có thể đưa ứng dụng blockchain vào sản xuất thì những lo ngại về vấn đề trên sẽ được giải tỏa rất dễ dàng. Muốn ra thế giới thì chắc chắn phải chứng minh được nguồn gốc nông sản của mình, bây giờ là thời đại 4.0 rồi, chúng ta không thể bỏ qua việc áp dụng những công nghệ hiện đại trong sản xuất, và blockchain chính là giải pháp hữu hiệu.

Đồng tình với ý kiến của Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển, ông Nguyễn Trí Ngọc, Tổng Thư ký Tổng Hội NN&PTNT cho hay: Tôi thống nhất với ý kiến của anh Tuyển, mới ngay hôm qua chúng tôi cũng vừa tổ chức hội thảo tại Bắc Ninh. Tại đây nhiều nông dân cũng đã đặt câu hỏi và đề nghị chúng tôi giúp họ truy xuất nguồn gốc. Chúng tôi nêu 2 vấn đề: Thách thức là gì? Đó chính là các hàng rào kỹ thuật. Nếu chúng ta chưa truy xuất nguồn gốc thì không thể “vượt rào” được.

Thứ 2, với xu thế hội nhập thì hàng rào thuế quan sẽ dần dần được loại bỏ về 0, nên điều quan trọng nhất không phải là cung cấp thông tin mà là hướng dẫn nông dân làm như thế nào? Ai là người sản xuất, chính là hộ nông dân. Hôm qua, các DN trong hội thảo của chúng tôi cũng đã cam kết và hướng dẫn nông dân thông qua hệ thống VNcheck, đây là cơ sở, là bước đầu để chúng ta tin tưởng và lạc quan về sự phát triển của các công nghệ mang thương hiệu Việt, giúp nông dân Việt.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

Đối với hệ thống cảng cá, bến cá, hiện đã công bố loại 1, loại 2 để thực hiện truy xuất nguồn gốc; các kho bãi, kho đông lạnh đều được đưa vào quy hoạch.

Đặc biệt là công tác thông tin tuyên truyền đã được làm rất tích cực từ Bộ NN&PTNT, các hội thảo, diễn dàn để làm sao bà con ngư dân chủ động, tự giác thực hiện Luật Thuỷ sản 2017, dần chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm.

Do đó, chúng ta tin rằng việc xuất khẩu thuỷ sản vào châu Âu sẽ không chỉ dừng lại ở hiện nay mà sẽ còn phát triển hơn nữa. Xét đến cùng là năng suất la động, ngoài việc liên kết quy mô sản xuất hàng hoá còn phải có giá trị gia tăng cao, nếu bây giờ chúng ta truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đối xử nhân đạo với cả động vật dưới nước và trên cạn, đặc biệt là tới đây Luật Chăn nuôi có hiệu lực thì chúng ta sẽ hoá giải được các thách thức mà thị trường đặt ra.

Chúng ta hoàn toàn tự tin bán cho thế giới cái thị trường cần. Nông dân chúng ta rất giỏi, các rào cản này nếu như có thêm các doanh nghiệp, hệ thống chính trị vào cuộc, cùng hướng dẫn ngư dân thì chắc chắn sẽ vượt qua, và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ không dừng lại con số mục tiêu đề ra cho năm nay là 10 tỷ USD.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 21

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT trả lời câu hỏi của nông dân xuất sắc Đà Nẵng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Việc này đã được Đảng, Chính phủ, Bộ NN&PTNT quan tâm đặc biệt, trong đó chúng tôi đang nỗ lực triển khai 4 giải pháp mà EC khuyến cáo.

Đó là khung pháp lý; Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; Thực thi pháp luật và Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

Hiện nay, hệ thống luật pháp đã được thể hiện rất rõ trong Luật thuỷ sản năm 2017, Chính phủ đã cụ thể hoá qua 8 thông tư, 2 nghị định.

Hệ thống theo dõi, giám sát, quản lí tàu đánh bắt thuỷ sản vào – ra trên biển đã được triển khai lắp ở tất cả các địa phương và đang được nỗ lực kiểm soát.

Chính phủ đã giao việc này cho Bộ Quốc phòng thực hiện, và thứ 3 tuần tới sẽ họp Ban Chỉ đạo quốc gia về vấn đề này.

Về truy xuất nguồn gốc hải sản đánh bắt, hiện đã được các ban quản lí cảng cá thực hiện tích cực. Cả hệ thống chính trị dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã vào cuộc quyết liệt, đem lại kết quả khả quan. Vừa rồi có một số tàu của chúng ta vi phạm ở vùng giáp ranh Malaysia, Thái Lan, tuy nhiên nhìn chung, việc khai thác hải sản ở trên biển tại kinh độ, vĩ độ đấy ngư dân ta đã biết cách ứng xử phù hợp hơn.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 23

Ông Lê Văn Chiến- NDXS TP. Đà Nẵng:

Ông Chiến sinh năm 1966 tại phường Xuân Hòa, quận Thanh Khê, Đà Nẵng, làm nghề đánh bắt hải sản xa bờ đã nhiều năm nay. Có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Đã thành lập tổ đánh bắt hải sản xa bờ, phối hợp cùng các lực lượng như biên phòng, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển.

Hỏi: Tôi được biết, trong 2 năm qua châu Âu đã rút thẻ vàng cảnh cáo đối với Việt Nam về khai thác và đánh bắt hải sản trái phép (IUU). Bản thân tôi và bà con ngư dân đang rất lo lắng trước các thông tin này, bởi theo thông tin chúng tôi nắm được, nếu EU chuyển sang rút “thẻ đỏ”, thì hải sản Việt Nam sẽ không xuất khẩu được vào khối này. Vậy, đến nay các cơ quan chức năng đã có biện pháp gì để giải quyết và bản thân những ngư dân chúng tôi sẽ phải làm gì để đáp ứng được các điều kiện của EU?

Ý 2: Các quy định của EU cũng như các nước trong khối CPTPP về điều kiện nuôi trồng thủy hải sản như thế nào, vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản ra sao?
 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 25

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ Trưởng Vụ thương mại Đa biên (Bộ Công Thương):

Về cơ bản với những mặt hàng có lợi ích xuất khẩu thì chúng ta luôn cố gắng làm sao dỏ bỏ các rào cản ở rmức cao nhất khi tham gia các hiệp định thương mại. Với những mặt hàng chúng ta không có lợi thế cạnh tranh thì cần phải có lộ trình chuyển đổi hợp lý.

Cá tra và cá Basa là các sản phẩm Việt Nam hiện đang có lợi thế cạnh tranh. Như vậy, chúng tôi khi đàm phán luôn yêu cầu các nước mở cửa tối đa cho mặt hàng này. Đơn cử như với hiệp định thương mại tự do với EU, rào cản thuế quan đối với cá Sa và cá Basa về 0% lộ trình 8 năm.

Không chỉ với các tra và cá Basa, các mặt hàng nông sản khác cũng vậy ngoài hàng rào thuế quan thì bên trong có “muôn vàn” rào cản khác. Đơn cử như vấn đề về sức khỏe, về môi trường… là những vấn đề nước bạn họ cần bảo vệ. Những yêu cầu đó chúng ta cần phải dung hòa đối được với lợi ích xuất khẩu của chúng ta.

Một ví dụ khác, nhiều quốc gia họ rất quan tâm đến môi trường. Trước đây, thay vì từng DN phải đi chứng minh thì Chính phủ 2 bên hợp tác để đảm bảo cho các DN Việt Nam đáp ứng đủ yêu cầu về môi trường, tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu.

Ngoài thực tế đó, còn phải quan tâm đến bức tranh lớn hơn là tổng thể nền kinh tế của chúng ta như thế nào. Chuyển đổi kinh tế là chìa khóa. Không phải chỉ chuyển đổi bản thân mỗi nông dân có thể chuyển đổi sang lĩnh vực khác mang lại giá trị cao hơn nếu như sản phẩm hiện tại không mang lại giá trị xuất khẩu. Hiệp định thương mại tự do không phải là cái duy nhất để người nông dân vươn lên nhưng đó là điều kiện để chúng ta vươn lên phát triển kinh tế.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 27

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản:

Khi áp dụng Luật thủy sản mới thì cá tra, tôm là 2 đối tượng chủ lực và sẽ chịu nhiều áp lực, nhiều yêu cầu khi muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Và nói gì thì nói, muốn xuất khẩu được các bác cần đáp ứng đúng những đòi hỏi của thị trường, trong đó, có yếu tố vô cùng quan trọng để có thể truy xuất được nguồn gốc là phải cấp mã số.

Việc cần làm trước mắt là các bác cần đăng ký cấp mã số trước khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản của mình ra thế giới. Ngoài ra, với mỗi một thị trường có yêu cầu, đòi hỏi riêng thì các bác cũng phải đáp ứng được, ví dụ truy xuất nguồn gốc, không xả thải ra môi trường…

Và cuối cùng, các bác không thể bỏ qua vấn đề liên kết để sản xuất. Liên kết sẽ tạo ra sức mạnh để giúp chúng ta không bị “bắt nạt”.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 29

Ông Ngô Văn Đậu- Nông dân xuất sắc tỉnh An Giang có hỏi tại Diễn đàn:

Ông Ngô Văn Đậu sinh năm 1963 tại ấp Phú Thượng, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, An Giang. Hiện ông đang có một trang trại tổng hợp, nuôi 2.000 tấn cá tra thương phẩm hàng năm, phục vụ xuất khẩu với lợi nhuận thu về trên 1 tỷ đồng/năm. Ông cũng tạo việc làm cho 18 lao động và tích cực tham gia làm từ thiện.

Hỏi: Chúng tôi những người nuôi cá tra rất phấn khởi khi được biết, Chính phủ ta đã ký kết 2 hiệp định thương mại tự do với các nước châu Á- Thái Bình Dương (CPTPP) và với 27 nước châu Âu (EVFTA). Vậy, xin cho chúng tôi được biết: Hai hiệp định này có tác động như thế nào đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam, cũng như những người nông dân như chúng tôi?

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

PHIÊN ĐỐI THOẠI THỨ NHẤT

Chủ đề: Rào cản kỹ thuật và thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường tự do thương mại Thế giới. Chuyên gia kinh tế quốc tế - thành viên Hội đồng cố vấn Đại học HARVARD (Mỹ)

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 31

Người điều hành - TS Bùi Kim Thùy giới thiệu nội dung chính sẽ thảo luận:

- Giới thiệu sơ lược về 2 hiệp định lớn, mà Việt Nam vừa ký kết:

+ Quy mô thị trường

+ Những mặt hàng nào sẽ có lợi thế xuất khẩu

+ Các cam kết của Việt Nam khi tham gia ký kết các FTA này.

- Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam đối với các thị trường thuộc 2 khối CPTPP, và EVFTA mà Việt Nam vừa tham gia ký kết và cơ hội từ các FTAs mới.

- Các rào cản và thách thức khi xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào các thị trường này?

+ Rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm và kiểm địch động, thực vật.

+ Rào cản kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý. Đây là bài toán khó cho nông sản Việt khi xuất khẩu vào thị trương EU.

+ Rào cản về trình độ quản trị, trình độ công nghệ ứng dụng trong sản phẩm nông sản.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 33

Đoàn chủ tịch điều hành Diễn đàn gồm: ông Lưu Quang Định - TBT Báo Nông thôn Ngày nay/ Dân Việt, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Nguyễn  Xuân Định - PCT Trung ương HND Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản.

Nhà báo Lưu Quang Định – Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay giới thiệu vào phiên đối thoại thứ nhất với chủ đề: Rào cản kỹ thuật và thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường tự do thương mại Thế giới. TS. Bùi Kim Thùy- Chuyên gia kinh tế quốc tế - thành viên Hội đồng cố vấn Đại học HARVARD (Mỹ) điều hành phiên thảo luận thứ nhất.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 35

Tiến sĩ Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Isarp trình bài slide tổng quan chương trình ngày hôm nay: Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia CPTPP, EVFTA.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 37

Toàn cảnh Diễn đàn trong buổi sáng ngày hôm nay (11/10) tại Hà Nội.

Hiệp định CPTPP với 10 đối tác, trong đó có những đối tác mà thông qua Hiệp định này, Việt Nam lần đầu thiết lập mối quan hệ thương mại tự do song phương như Ca-na-đa, Chi-lê, Mê-hi-cô và Pê-ru, sẽ mở ra các cơ hội hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và các đối tác CPTPP. Với CPTPP, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm, ví dụ như một số loại thủy sản (cá, tôm), các loại rau quả tươi và rau quả chế biến, gạo, các loại hạt khô ….

Còn với EVFTA, đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, góp phần củng cố mối quan hệ song phương theo hướng chiến lược, toàn diện và bền vững. Về góc độ mở cửa thị trường, Hiệp định này sẽ đem lại cơ hội lớn cho lĩnh vực nông nghiệp khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm xuống về 0% sau một lộ trình ngắn. 

Cụ thể: ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0%. Sau 7 năm, 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0%, một số ít các mặt hàng còn lại sẽ được nhập khẩu vào EU theo hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. 

Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. 

Việc cung cấp một cách đúng đắn, toàn diện các thông tin liên quan của hai Hiệp định CPTPP và EVFTA tới cho cộng đồng doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, theo tôi là rất cần thiết nhằm chuẩn bị nền tảng kiến thức cơ bản, toàn diện cho các doanh nghiệp và các bên quan tâm khác trong quá trình tìm hiểu để xây dựng, mở rộng thị trường trong chiến lược sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu của mình.

Với mục tiêu cung cấp thông tin, giúp doanh nghiệp hiểu rõ, hiểu đúng các cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp của Hiệp định CPTPP và EVFTA, Bộ Công Thương cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Diễn đàn ngày hôm nay với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới”.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 39

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương: 

Nông nghiệp đã và đang có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt thể hiện qua sự thành công và tăng trưởng trong việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu nông sản 8 tháng năm 2019 đạt 26,58 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có một số nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. 

Với kết quả này, Việt Nam đã từng bước khẳng định và tiếp tục củng cố vị trí là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới: chúng ta thuộc nhóm top 15 nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. 

Những thành tựu như vậy có được, là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của những chính sách thuận lợi hóa thương mại, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu của Chính phủ. 

Bên cạnh những chính sách hiện tại, không thể không kể đến vai trò quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA): ngoài việc giúp mở rộng hơn nữa thị trường, chuyển dịch cơ cấu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, còn đảm bảo một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, thông thoáng cho nhà đầu tư nhờ những cam kết mạnh mẽ về mở cửa thị trường và quản trị nhà nước.

Gần đây, Việt Nam đã tham gia một số FTA “thế hệ mới”, cụ thể là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam ngày 14/1/2019 và Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được ký kết ngày 30/6/2019.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

Cùng với các hiệp định thương mại tự do khác, CPTPP và EVFTA đã và đang mở ra những cơ hội to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có sản xuất nông nghiệp, thương mại nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang nổi lên và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bất định. Bên cạnh cơ hội to lớn, các hiệp định thương mại tự do cũng đem tới những thách thức không nhỏ đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thương mại nông nghiệp của Việt Nam, trong đó lo ngại nhất là nông sản Việt Nam có tiếp tục mở rộng cả về quy mô số lượng và chất lượng để phục vụ thị trường xuất khẩu và giữ vững, mở rộng thị trường trong nước.

Để góp tranh thủ cơ hội, đồng thời nhận diện thách thức, những bất cập trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thương mại nông nghiệp từ đó đề ra những giải pháp khắc phục, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4 với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA-Cùng Nông dân đi chợ thế giới”. 

Diễn đàn không chỉ là không gian trao đổi cởi mở, thẳng thắn những vấn đề thời sự của hội nhập kinh tế quốc tế ở góc nhìn thương mại, xuất, nhập khẩu nông sản mà còn nhằm nâng cao nhận thức cho người nông dân hiểu thế nào là hiệp định thương mại tự do; những thuận lợi, khó khăn, những hàng rào kỹ thuật xuất khẩu nông sản sang một số thị trường trọng điểm... Diễn đàn đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu gì cho việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân tham gia chuỗi giá trị nông sản trong thời gian tới.

Nói tới hiệp định thương mại tự do ngheo rất to tát, vĩ mô, nhưng nông dân Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng hội nhập, nhất là hội nhập về thương mại.Với tinh thần đó, tôi tuyên bố khai mạc Diễn đàn Nông dân Việt Nam với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA-Cùng Nông dân đi chợ thế giới”.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 42

Ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phát biểu khai mạc diễn đàn:

Hôm nay, trong khuôn khổ Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4 với chủ đề “Từ CPTPP đến EVFTA- Cùng Nông dân đi chợ thế giới”.

Những năm qua, mặc dù, nông nghiệp, nông thôn nước ta đạt được những thành tựu vẻ vang, có đóng góp rất lớn trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Song, trước tiến trình hội nhập quốc tế sâu, rộng; trước tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và những khó khăn nội tại trong nước; nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Sản xuất nhỏ - Thị trường lớn; đầu tư cho nông nghiệp thấp mà rủi ro trong nông nghiệp cao; tiếp cận vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp; thị trường, thương hiệu nông sản và ô nhiễm môi trường; đất đai manh mún, chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch, liên kết vùng và doanh nghiệp trong nông thôn thấp.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế, độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thực thi các hiệp định thương mại tự do-FTA. 

Đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 13 hiệp định đã ký và 3 hiệp định đang đàm phán. Trong số 13 hiệp định FTA nổi lên nhất, tạo sự quan tâm nhất đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách, giới doanh nghiệp, doanh nhân và hội viên, nông dân là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA). 

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 44

Các khách mời đến sớm vui vẻ nói chuyện.

Diễn đàn lần này, có sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành T.Ư, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện các Ban, đơn vị của Hội, lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, đại diện các tổ chức quốc tế, đại diện các đại sứ quán tại Việt Nam, đặc biệt là sự có mặt của 63 nông dân xuất sắc năm 2019, các cơ quan thông tấn, báo chí...

Như chúng ta đã biết, trong 2 năm 2018-2019, Việt Nam đã tham gia 2 hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có quy mô lớn nhất từ trước đến này, đó là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Việc ký kết các hiệp định này được đánh giá sẽ mở ra cơ hội to lớn cho thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có giá trị 43 tỷ USD của Việt Nam. Thông qua hai hiệp định này, các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận tới 37 thị trường lớn với dân số hơn 1 tỷ người.

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 45

Tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4, các địa biểu sẽ tập trung nội dung thảo luận qua 2 phiên đối thoại chính thức để: Tìm hiểu rõ những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các tác động cả tích cực và tiêu cực tới hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản của 11 triệu hộ nông dân ở Việt Nam.

 
 

 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 1
 

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 47

Ngay từ khi Diễn đàn chưa bắt đầu đã có rất đông các đại biểu tới tham dự.

 truc tiep: dien dan "cung nong dan di cho the gioi" hinh anh 48

Đặc biệt, 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019 được bình chọn trong khuôn khổ Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã hào hứng và có mặt từ rất sớm.

 
 

 

Nhóm Phóng viên - Báo Dân Việt
 
 
Tag:  diễn đàn nông dân quốc gia, nông dân việt, cùng nông dân đi chợ thế giới, diễn đàn, xuất khẩu nông sản, thị trường nông sản, tin nông nghiệp, nông sản Việt Nam 
TIN TỨC ĐƯỢC QUAN TÂMXem thêm
k-sMaB5ltYI video2444
Làm đệm lót sinh thái chuồng trong chăn nuôi gà
Chọn liên kết website
Đăng ký nhận tin
Đăng ký
Bản quyền website thuộc về HỘI LIÊN LẠC VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI. bảo lưu mọi quyền lợi.
Đang online: 2
|
Tổng số truy cập: 13.302.202
HỘI THÚ Y VIỆT NAM
Địa chỉ: 86 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3869 1082  - Email: vva.hty@gmail.com - Website: hoithuyvietnam.org.vn
 
 
CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI
Thiết kế website SEO - Tất Thành