banner
English
Tiếng Việt

Bàn chiến lược ngành chăn nuôi đến năm 2030

Cập nhật: 15/09/2020
Lượt xem: 1093

Ngành chăn nuôi cần phát triển theo '3 trục'

Hôm nay (15/9), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng Bộ NN-PTNT và các địa phương đã tham dự Hội nghị Chiến lược phát triển chăn nuôi phát triển giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Những năm qua, ngành chăn nuôi nước ta đã liên tục phát triển với tốc độ cao, đáp ứng căn bản nhu cầu thực phẩm đa dạng gồm thịt, trứng, sữa… cho 100 triệu dân trong nước.

Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đóng góp tương xứng vào ngành nông nghiệp và trở thành ngành sản xuất chính.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Lê Bền.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Lê Bền.

Việc phát triển chăn nuôi còn mất cân đối về cơ cấu các sản phẩm, nhất là tỉ lệ thịt lợn vẫn còn cao, trong khi các loại thịt khác như thịt bò, gia cầm vẫn còn thấp.

Đặc biệt, trong khi nhiều mặt hàng khác về trồng trọt, thủy sản đã xuất khẩu lớn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế thì sản phẩm chăn nuôi chưa khẳng định được vai trò, chưa vươn ra xuất khẩu đáng kể…

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nhu cầu thực phẩm về các sản phẩm chăn nuôi trong nước và các nước trong khu vực sẽ tiếp tục tăng cao thời gian tới. Dự kiến đến năm 2030 dân số nước ta gần 107 triệu người, mức thu nhập trên 10 nghìn đô la và ít nhất 50 triệu khách du lịch quốc tế, lúc đó Việt Nam sẽ là thị trường lớn về sức tiêu dùng thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi.

Vì vậy, ngành chăn nuôi cần thay đổi nhanh để thích ứng với tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh và thay đổi ngày càng lớn của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ.

Theo đó, ngành chăn nuôi cần khắc phục cho được triệt để tồn tại thời gian để phát triển theo 3 trục về hiệu quả kinh tế, môi trường, an sinh xã hội hướng đến mục tiêu bền vững.

Đổi mới mạnh mẽ cơ cấu lại ngành hàng hướng tới xuất khẩu. Ngành chăn nuôi phải là chăn nuôi hiện đại, đi đầu trong kinh tế tuần hoàn.

Chăn nuôi phải hướng tới mục tiêu xuất khẩu làm áp lực để từng ngành hàng xác định mục tiêu phát triển với sự vào cuộc của cả 3 khu vực là Nhà nước, doanh nghiệp người dân…

Tại hội nghị, các đại biểu đến từ các bộ ngành, địa phương trên cả nước sẽ thảo luận, hoàn thiện cho dự thảo chiến lược chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn năm 2040 để Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Mục tiêu đến năm 2030

Ngày 16/1/2008 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 10/2008/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, sau hơn 10 năm triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: chăn nuôi Việt Nam luôn phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.

Giai đoạn 2008-2018, sản lượng thịt các loại tăng 1,5 lần (từ 3,6 triệu tấn lên 5,4 triệu tấn), trứng tăng 2,3 lần (từ gần 5,0 tỷ quả lên 11,6 tỷ quả), sữa tươi tăng 3,6 lần (từ 262,2 nghìn tấn lên 936,7 nghìn tấn), thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp tăng gần 2,4 lần (từ 8,5 triệu tấn lên 20,2 triệu tấn). Một số sản phẩm chăn nuôi đã được xuất khẩu, như: thịt lợn choai, lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm mô hình chăn nuôi tuần hoàn của Công ty T&T159. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm mô hình chăn nuôi tuần hoàn của Công ty T&T159. Ảnh: Minh Phúc.
Theo dự thảo chiến lược chăn nuôi đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Sản phẩm chăn nuôi đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

Một số mục tiêu cụ thể: Mức tăng trưởng giá trị sản xuất: giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 4 đến 5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình từ 3 đến 4%/năm.

Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2025 đạt từ 5,0 đến 5,5 triệu tấn, đến năm 2030 đạt từ 6,0 đến 6,5 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu từ 15 đến 20% sản lượng thịt lợn, từ 20 đến 25% thịt và trứng gia cầm. Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2025 đạt từ 18 đến 19 tỷ quả trứng và từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn sữa; đến năm 2030 đạt khoảng 23 tỷ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa.

Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt: từ 25 đến 30% vào năm 2025, từ 40 đến 50% vào năm 2030…

TIN TỨC ĐƯỢC QUAN TÂMXem thêm
k-sMaB5ltYI video2444
Làm đệm lót sinh thái chuồng trong chăn nuôi gà
Chọn liên kết website
Đăng ký nhận tin
Đăng ký
Bản quyền website thuộc về HỘI LIÊN LẠC VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI. bảo lưu mọi quyền lợi.
Đang online: 13
|
Tổng số truy cập: 13.359.277
HỘI THÚ Y VIỆT NAM
Địa chỉ: 86 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3869 1082  - Email: vva.hty@gmail.com - Website: hoithuyvietnam.org.vn
 
 
CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI
Thiết kế website SEO - Tất Thành