banner
English
Tiếng Việt

Tiêu chuẩn & chuyển đổi số

Cập nhật: 26/11/2021
Lượt xem: 750
Nhưng rõ ràng nỗi lo lắng mơ hồ về "số hóa" cũng xuất hiện bên cạnh lòng tin vào sự tất yếu của làn sóng công nghiệp 4.0.
Hoạt động đánh giá chứng nhận kiểu cũ. Ảnh: Thanh Nguyễn.
Hoạt động đánh giá chứng nhận kiểu cũ. Ảnh: Thanh Nguyễn.

Từ những năm 2009, khi tham gia các cuộc đánh giá chứng nhận, sau này là thực hiện các cuộc đánh giá, tôi thật sự choáng ngợp với những hồ sơ chất cao như núi, vất vả cho người đánh giá lẫn người cần đánh giá. Một sơ sót trong ghi chép có thể khiến phải mất cả giờ đồng hồ cho việc truy vết...

Một doanh nghiệp sản xuất bún tươi có sản phẩm được bán trong hầu hết các hệ thống siêu thị ở ĐBSCL, trong đợt xét duyệt mới đây về “Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn Hội nhập” giữa lúc toàn miền Tây giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cả hội đồng chuyên gia lẫn doanh nghiệp chật vật với chuyện làm sao xem xét được hết các dữ liệu khi mà không thể đến tận nơi để "tận mắt kiểm tra, chứng kiến".

Trong khi đó, năm 2013, cuộc đánh giá một công ty sản xuất kẹo ở Khu Công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) diễn ra dễ dàng vì họ áp dụng phần mềm cho nhập dữ liệu. Một cái nhấp chuột là đánh giá viên có thể thấy được bao nhiêu nguyên liệu, con người, năng lượng được sử dụng để hoàn thành đơn hàng.

Cũng vậy, năm nay, đánh giá một công ty của Nhật, chỉ với những cái nhấp chuột, họ chỉ ra ngay những sai lỗi trong sản xuất thường xảy ra ở khâu nào, lãng phí quy thành tiền là bao nhiêu, bao nhiêu đơn hàng bị trễ hạn và thiệt hại bao nhiêu.
Một trại nuôi heo giống ở Sóc Trăng được ghi chép và theo dõi số hóa 100%. Ảnh: Thanh Nguyễn.
Một trại nuôi heo giống ở Sóc Trăng được ghi chép và theo dõi số hóa 100%. Ảnh: Thanh Nguyễn.

Có thể thấy rằng, trước ngày đại dịch bùng phát, con người là "phương tiện" thực hiện tiêu chuẩn và cung cấp bằng chứng của sự tuân thủ. Nhưng khi đại dịch bùng phát, doanh nghiệp buộc phải có phương án thay thế.

 

Gần đây, nhiều nông dân miền Tây có thể kết nối chia sẻ với nông dân sản xuất nông sản hữu cơ và các chuyên gia ở Australia thông qua chương trình hợp tác Mekong Organic. Có thể nói rằng việc sản xuất hữu cơ sẽ rất tốt nếu việc ứng dụng công nghệ số tốt, giúp minh bạch hóa quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc.

Đại dịch Covid-19 gieo rắc thảm họa và công nghệ IoT, A.I, Cloud, Big Data chứng minh nhiều lợi thế của nền kinh tế số. Zoom, Google Meet, Microsoft Teams Meeting… được nhiều người ứng dụng, nhưng nỗi lo sợ mơ hồ về số hóa vẫn hiển hiện.

Hiện nay, khâu quản lý nhà nước đã từng bước được số hóa, định vị vùng nuôi trồng, đo đạc và lưu trữ dữ liệu, theo dõi diễn biến… và định hướng sản xuất tới việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

“Tuy nhiên, những gì chúng tôi ghi nhận được chỉ nằm ở một số lĩnh vực hẹp, chưa áp dụng nhiều trên diện rộng. Việc theo dõi chất lượng nước, giống, dịch bệnh, điều chỉnh thích ứng với nhu cầu, truy xuất nguồn gốc… vẫn đang chỉ tập trung ở doanh nghiệp có quy mô lớn", ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ nêu ý kiến. “Chúng ta cần một chương trình số hóa đồng bộ và nông nghiệp cần sản xuất theo quy mô, tức phải sản xuất lớn mới làm số hóa được hiệu quả”.

Cách đây 5 năm, TS Nguyễn Thanh Mỹ đưa ra mô hình ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp với những thiết bị cảm biến mực nước, hoạt động bằng pin năng lượng mặt trời, thiết bị bơm tưới tự động, phân bón thông minh… là các hoạt động liên quan chuỗi sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường, hay xuất khẩu.

Hiện nay, doanh nghiệp, các trang trại sản xuất tập trung, quy mô tương đối lớn, áp dụng công nghệ mới như vùng trồng lúa của Tập đoàn Lộc Trời; mô hình “Canh tác lúa tốt nhất” của HTX Mỹ Đông phối hợp với Công ty Rynan Smart Fertilizers; các vùng sản xuất rau an của Công ty Cầu Đất Farm, Công ty TNHH Đà Lạt GAP… sử dụng drone phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân; sử dụng robot để gieo hạt tự động, robot gắn các thiết bị cảm biến để thu thập và phân tích dữ liệu, sau đó đưa ra quyết định chăm sóc cây trồng phù hợp; sử dụng tế bào quang điện để sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Các phần mềm ứng dụng trong quản lý, giám sát quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm cũng được ứng dụng như phần mềm Agricheck; VIFARM; Mimosatek; Nextfarm QRcheck; công nghệ điện toán đám mây Akisai của Tập đoàn FPT hợp tác với Fujitsu… được đưa vào ứng dụng tại nhiều tỉnh, thành phố.  

Tuy nhiên, ứng dụng với ý thức minh bạch để thúc đẩy việc ghi chép và lưu trữ thông tin, để dễ truy cập thông tin hoạt động thường nhật của doanh nghiệp vẫn là việc chưa quen, không chỉ với nông dân mà cả doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Làm gì để nông dân và các SMEs quen với văn hóa làm theo tiêu chuẩn, để việc chuẩn hóa - số hóa là cách minh định trách nhiệm xã hội, giá trị đạo đức, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng… đang là nhu cầu bức bách.
Biểu tượng song hành chươnh trình Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập tại Hội thi Khởi nghiệp từ nông nghiệp - phát triển bền vững 2021. Ảnh: BSA.

Biểu tượng song hành chươnh trình Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập tại Hội thi Khởi nghiệp từ nông nghiệp - phát triển bền vững 2021. Ảnh: BSA.

Hỏi: Bột rau má và gia vị của Quảng Thanh đã xuất đi Hà Lan khá sớm và đang xuất đi các nước khác nữa. Quảng Thanh cũng rất cố gắng đạt các chứng nhận tiêu chuẩn. Có tương quan gì giữa việc đạt các tiêu chuẩn và cơ hội tìm được khách hàng ở thị trường các nước?

Đáp: Khi chưa được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế, chúng tôi cũng phài đáp ứng các yêu cầu về an toàn, về chống dị ứng với các đối tác nhập khẩu. Kinh nghiệm từ lúc đó cho chúng tôi thấy, với từng nước đối tác, ta cần tìm hiểu tiêu chuẩn nào là phù hợp và coi trọng nhưng tiêu chuẩn nào.

Ngoài ra, với các đối tác châu Âu, nếu tiêu chuẩn của bạn do một công ty đánh giá chứng nhận quốc tế cấp chứng nhận thì khi bạn xuất đi với chứng nhận bởi công ty ấy, người ta chỉ cần xem giấy chứng nhận tiêu chuẩn của bạn do ai cấp là họ tin cậy ngay, có khi không cần kiểm tra thật chi tiết.

Trong quá trình tìm hiểu để xây dựng tiêu chuẩn, tôi thấy việc cấp chứng nhận “Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập” được Hội đồng chuyên gia thẩm định xem xét rất nghiêm khắc, hướng dẫn, góp ý cho doanh nghiệp nhiều yêu cầu sát sườn là thực sự giúp cho doanh nghiệp rất nhiều như cách ghi nhãn sao cho đúng là điều ít được các doanh nghiệp nhỏ quan tâm. Nói chung, tôi muốn nói với các bạn trẻ, dù doanh nghiệp bạn còn rất nhỏ, là: Cứ chuẩn bị về chất lượng, tiêu chuẩn thật tốt, cơ hội chắc chắn sẽ đến với bạn.

 

 

TIN TỨC ĐƯỢC QUAN TÂMXem thêm
k-sMaB5ltYI video2444
Làm đệm lót sinh thái chuồng trong chăn nuôi gà
Chọn liên kết website
Đăng ký nhận tin
Đăng ký
Bản quyền website thuộc về HỘI LIÊN LẠC VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI. bảo lưu mọi quyền lợi.
Đang online: 34
|
Tổng số truy cập: 14.228.101
HỘI THÚ Y VIỆT NAM
Địa chỉ: 86 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3869 1082  - Email: vva.hty@gmail.com - Website: hoithuyvietnam.org.vn
 
 
CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI
Thiết kế website SEO - Tất Thành