banner
English
Tiếng Việt

Dự thảo nghị định hướng dẫn luật về môi trường bị phản ứng mạnh

Cập nhật: 15/10/2021
Lượt xem: 465
11 hiệp hội kiến nghị bỏ một số bất cập trong dự thảo về môi trường. Ảnh: Tùng Đinh.
11 hiệp hội kiến nghị bỏ một số bất cập trong dự thảo về môi trường. Ảnh: Tùng Đinh.


11 hiệp hội ngành hàng gồm: Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)... đã gửi chung kiến nghị lên Thủ tướng về 6 nội dung bất cập trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường gấp rút hoàn thiện trình Chính phủ.

Theo cộng đồng doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, dự thảo ngày 5/10/2021 là phiên bản chỉnh lý sửa đổi sau buổi họp thẩm định của Bộ Tư pháp ngày 27/9/2021.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ, mặc dù dự thảo lần này đã có nhiều sửa đổi so với dự thảo trước đó nhưng sau khi các doanh nghiệp và chuyên gia của các hiệp hội nghiên cứu kỹ thì thấy vẫn còn khá nhiều nội dung không phù hợp với Luật Môi trường hiện hành và điều kiện thực tiễn Việt Nam, gây khó khăn cho doanh nghiệp, phát sinh thủ tục hành chính và “cần làm rõ cơ sở pháp lý” ở một số nội dung như báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đã nêu.

Các hiệp hội đã cam kết việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường, phát triển bền vững để không chỉ hội nhập tốt hơn, môi trường sống tốt hơn, mà còn vì điều kiện sinh tồn cho các thế hệ tương lai. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng cũng đặc biệt quan tâm và đã có nhiều góp ý trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự thảo trong suốt thời gian qua.

Qua buổi họp thẩm định tại Bộ Tư pháp ngày 27/9/2021, báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp ngày 6/10/2021, bản dự thảo sửa đổi sau thẩm định (5/10/2021) các hiệp hội đã khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kỹ nội dung dự thảo Nghị định này trước khi ký ban hành.

Cụ thể, các hiệp hội cần đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường và chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm, do thủ tục cấp giấy phép môi trường trong Dự thảo rất phức tạp, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, không rõ ràng, rất dễ tạo cơ chế xin-cho ảnh hưởng đến môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam; thậm chí còn không đạt được mục đích bảo vệ môi trường tốt hơn và chỉ dựa vào tiền kiểm, nên không có nhiều hiệu quả quản lý.

Đồng thời, các hiệp hội cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, như quy định về khoảng cách an toàn với khu dân cư áp dụng với cả doanh nghiệp đã hoạt động trước đây, nếu có dân đến ở gần thì doanh nghiệp phải di dời nhưng chi phí di dời do ai trả thì không đề cập; quy định phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động (Điều 100); quy định “bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy” sẽ dẫn đến hàng loạt nhà máy phải đóng cửa từ ngày 1/1/2026 vì không có bao bì để đóng gói, vật liệu để sản xuất và nhiều quy định bất hợp lý khác.

Các hiệp hội ngành hàng cũng kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR (giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng) và Hội đồng EPR do không có đề cập hay quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, không có cơ sở pháp lý; làm tăng biên chế bất hợp lý; quy chế hoạt động có nhiều điểm trái với các luật hiện hành. Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp ngày 6/10/2021 cũng nêu rất rõ quan ngại về Văn phòng EPR và Hội đồng EPR do những điểm nêu trên.

Bên cạnh đó, cần bổ sung khung pháp lý rõ ràng nhằm quản lý “đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải; điều chỉnh tỷ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỷ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam, không để mức quy định thiếu phù hợp, chưa rõ cơ sở khoa học, thiếu công bằng, phí chồng phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Các hiệp hội cũng đề nghị bỏ yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu phải thu gom và tái chế đạt một tỷ lệ nhất định hay đóng góp tái chế cho sản phẩm/bao bì tự phân hủy sinh học (bởi chúng không có hại với môi trường) hoặc sản phẩm/bao bì có giá trị thương mại khi hết thời gian sử dụng như thiết bị kim loại, ôtô, xe máy cũ (bởi không tự thu gom được) do người sở hữu thường bán chứ không thải bỏ.

Các hiệp hội ngành hàng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 1/2025 để các doanh nghiệp có thời gian xây dựng công nghiệp tái chế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng được khả thi, đồng thời giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau đại dịch Covid-19.

TIN TỨC ĐƯỢC QUAN TÂMXem thêm
k-sMaB5ltYI video2444
Làm đệm lót sinh thái chuồng trong chăn nuôi gà
Chọn liên kết website
Đăng ký nhận tin
Đăng ký
Bản quyền website thuộc về HỘI LIÊN LẠC VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI. bảo lưu mọi quyền lợi.
Đang online: 8
|
Tổng số truy cập: 14.491.670
HỘI THÚ Y VIỆT NAM
Địa chỉ: 86 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3869 1082  - Email: vva.hty@gmail.com - Website: hoithuyvietnam.org.vn
 
 
CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI
Thiết kế website SEO - Tất Thành