banner
English
Tiếng Việt

Tập 2 - Phương pháp tập huấn và kỹ năng dùng tranh lật để thảo luận nhóm nhỏ

Cập nhật: 14/06/2012
Lượt xem: 4556

 

 

Text Box: TÀI LIỆU CHO GIẢNG VIÊN & TẬP HUẤN VIÊN NÔNG DÂN
An toàn sinh học
trong chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô nhỏ
Tập 2 - Phương pháp tập huấn
và kỹ năng dùng tranh lật để thảo luận nhóm nhỏ
8/ 2011
Tháng 11/2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Mục lục                                                                                           Trang

 

LỜI GIỚI THIỆU   4

PHẦN 1 - PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN CÓ SỰ THAM GIA   5

1.1.         KHÁI NIỆM    5

Tập huấn là gì? Tập huấn có sự tham gia là gì?  5

Đặc điểm của tập huấn có sự tham gia  5

1.2.         NGUYÊN TẮC CỦA TẬP HUẤN CÓ SỰ THAM GIA   6

1.3.         QUÁ TRÌNH HỌC TẬP DỰA VÀO KINH NGHIỆM    7

1.4.         CÁC PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN THÔNG DỤNG   9

1.4.1.      Khái niệm   9

1.4.2.      Một số các phương pháp thường dùng  9

1.5.         CHỌN PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN THEO MỤC TIÊU   14

1.6.         MỤC TIÊU TẬP HUẤN VÀ CÁCH MÔ TẢ MỤC TIÊU   15

1.6.1.      Mục tiêu tập huấn là gì?  15

1.6.2.      Cách mô tả mục tiêu tập huấn  15

1.7.         CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN LỚP HỌC   16

1.8.         XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG   17

1.9.         PHỤ LỤC – Tài liệu tham khảo   18

1.9.1.      Bài giảng mẫu 1 – XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TẬP HUẤN   18

1.9.2.      Bài giảng mẫu 2 - KỸ NĂNG TẬP HUẤN   19

PHẦN 2: ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG TRONG THẢO LUẬN NHÓM NHỎ   20

2.1.         QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG VIÊN   20

2.2.         TRUYỀN THÔNG NHÓM    22

2.2.1.      Truyền thông nhóm là gì?  22

2.2.2.      Mục tiêu của truyền thông nhóm   22

2.2.3.      Những ưu điểm của truyền thông cho nhóm   22

2.2.4.      Tổ chức nhóm để truyền thông như thế nào?  22

2.2.5.      Mục tiêu truyền thông cho nhóm   23

2.3.         CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG CHO NHÓM    24

2.4.         CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG NHÓM    25

2.5.         DÙNG TRUYỆN KỂ, TRANH, KỊCH ĐỂ MỞ ĐẦU BUỔI THẢO LUẬN NHÓM    26

2.5.1.      Công cụ để mở đầu là gì?  26

2.5.2.      Tại sao cần có công cụ mở đầu?  26

2.5.3.      Yêu cầu của công cụ để mở đầu  26

2.6.         MỞ ĐẦU VÀ HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN BẰNG TRANH VẼ   26

2.6.1.      Sử dụng tranh vẽ trong thảo luận nhóm   26

2.6.2.      Những yếu tố mà một bức tranh cần có là gì?  27

2.7.         DÙNG TRANH ĐỂ HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN   27

2.7.1.      Tranh lật là gì?  27

2.7.2.      Tranh lật được trình bày như thế nào?  27

2.7.3.      Cách sử dụng tranh lật như thế nào?  27

2.8.         KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHI THẢO LUẬN NHÓM    30

2.8.1.      Tại sao phải xử lý tình huống  30

2.8.2.      Cách xử lý một số tình huống thường gặp  30

2.9.         PHỤ LỤC   32

2.9.1.      Phụ lục - Kết quả mong đợi ở các lớp tập huấn cho giảng viên và tập huấn cho nông dân  32

2.9.2.      Phụ lục – Tài liệu tham khảo về lập kế hoạch tập huấn/ truyền thông cho nông dân  33

2.9.3.      Phụ lục – BIỂU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM    35

2.9.4.      Phụ lục - PHIẾU ĐÁNH GIÁ TẬP HUẤN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN   37

2.9.5.      Phụ lục - PHIẾU ĐÁNH GIÁ TẬP HUẤN DÀNH CHO HỌC VIÊN   38

2.9.6.      Phụ lục - CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 04 NGÀY CHO GIẢNG VIÊN CAO CẤP  39

2.9.7.      Phụ lục - Câu hỏi đánh giá trước và sau tập huấn cho tập huấn viên  42

 

 


LỜI GIỚI THIỆU

 

Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hành chăn nuôi gia cầm An toàn sinh học do Dự án Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối kết hợp cùng các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia biên soạn phục vụ chương trình tập huấn về An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ theo hướng thương mại.

 

Bộ tài liệu gồm có

 

  1. Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên
  2. Tranh lật Hướng dẫn thực hành về An toàn sinh học trong chăn nuôi gà quy mô nhỏ theo hướng thương mại.
  3. Tranh lật Hướng dẫn thực hành về An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt quy mô nhỏ theo hướng thương mại.
  4. Truyện tranh: Bác Mẫu nuôi gà
  5. Truyện tranh: Anh Ba nuôi vịt

 

Riêng cuốn đầu tiên “Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên” được bố trí thành 03  tập nhỏ khác nhau. Đây là tập 2 của cuốn đầu tiên – “Phương pháp tập huấn và kỹ năng dùng tranh lật để thảo luận nhóm nhỏ”. Hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng được hầu hết các câu hỏi về kỹ năng và phương pháp cần thiết cũng như có thể xem như một tài liệu tham khảo cho học viên – các tập huấn viên tương lai sử dụng trong các lớp tập huấn sau này.

 

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp trong biên soạn, thiết kế, hiệu đính và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp gần xa.

 

Dự án Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch trân trọng giới thiệu.

 


PHẦN 1 - PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN CÓ SỰ THAM GIA

1.1.        KHÁI NIỆM

Tập huấn là gì? Tập huấn có sự tham gia là gì?

Có nhiều định nghĩa về tập huấn. Trong công tác phát triển định nghĩa sau đây được sử dụng rộng rãi:

TÂP HUẤN  là một  quá  trình  dạy và học  nhằm giúp  cho  người  học  làm  được những công việc của họ    trước  đó họ  chưa  làm  được.

 

 
 

 


Với tập huấn có sự tham gia, người học đóng vai trò trung tâm của việc dạy và học, kinh nghiệm thực tế của người học được chia sẻ tối đa và các kiến thức kỹ năng mới, còn thiếu hoặc chưa áp dụng trước đó được giới thiệu, bổ sung và hoàn thiện.

Đặc điểm của tập huấn có sự tham gia

1.    Tập huấn viên là người GIÚP cho người học chớ không phải là người GIẢNG những gì mình biết.

2.    Quá trình tập huấn hướng tới kết quả là người học LÀM được chớ không phải chỉ dừng lại ở NÓI được.

3.    Quá trình tập huấn nhằm vào những công việc mà người học đang làm hoặc sẽ làm trong tương lai. Nói cách khác công việc của người học là điểm tập trung của quá trình tập huấn.

Các mức độ giúp học viên tham gia vào quá trình tập huấn:

1.    Tập huấn viên nói cho học viên nghe

2.    Tập huấn viên trao đổi với học viên

3.    Để cho học viên nói với nhau

4.    Học viên cùng làm và tự khám phá

4

 

3

 

2

 

1

 
Vai trò học viên

 

 
 
 

 

 

 

 


Vai trò tập huấn viên

 

1.2.        NGUYÊN TẮC CỦA TẬP HUẤN CÓ SỰ THAM GIA

¨    Học để thay đổi

Thước đo hiệu quả giáo dục phải là sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của người học. Nếu tập huấn mà không tạo ra được sự thay đổi thì đó là điều vô ích và lãng phí.

¨    Lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy và học

Nội dung học tập phải đáp ứng đúng nhu cầu và phù hợp với hoàn cảnh của người học.

Việc học phải bắt đầu từ cái mà người học có (chớ không phải cái người thầy có).

Người học phải được tạo điểu kiện để chủ động khám phá. Người dạy chỉ là người giúp học viên tự học.

¨    Học bằng cách hành (Learning by doing)

Chúng ta quên những gì chúng ta NGHE. Chúng ta nhớ những gì chúng ta THẤY. Chúng ta biết những gì chúng ta LÀM.

Thực hành là lĩnh vực quan trọng bậc nhất. Hành là để học. Có khi phải hành trước học sau.

¨    Học là để làm tác động vào cuộc sống.

Học không phải để có kiến thức. Có kiến thức chỉ dẫn tới biết nói. Mục đích của tập huấn là giúp người dân có khả năng tự thay đổi nếp sống và tác động vào xã hội để thay đổi hoàn cảnh sống của mình. Họ không chỉ cần có kiến thức mà phải có kỹ năng để biết NÓI và biết LÀM.

 


1.3.        QUÁ TRÌNH HỌC TẬP DỰA VÀO KINH NGHIỆM

 

                           
   

Trải qua

kinh nghiệm

 
   
       
 
 
 
 

Áp dụng vào thực tế

 
 

Phân tích và phản ánh

 
 
   
     
     

Rút ra bài học

 
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


CÁC BƯỚC NÀY XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?

 

Bước 1 Trải qua kinh nghiệm

 

Người học khám phá ra những thong tin mới nhờ tham gia gia vào một hoạt động. Nói cách khác buốc này bắt đầu từ một hoạt động.

 

Các hoạt động có thể là:

 


·         Câu hỏi thảo luận nhóm

·         Bài tập cho nhóm

·         Sắm vai

·         Thực hành một kỹ năng

·         Trò chơi, truyện kể, kịch

·         Thăm thực địa


 

Vai trò người hướng dẫn là tổ chức các hoạt động bằng cách giới thiệu mục đích, hướng dẫn rõ rang các quy định của hoạt động, nên yêu cầu thời gian và quan sát cách học viên tiến hành hoạt động.

Nếu là hoạt động tiến hành theo nhóm nhỏ thì phải chắc rằng học viên đã hiểu rõ công việc mà nhóm phải làm và biết cách tổ chức nhóm: bầu nhóm trưởng, thư ký, người trình bày…

 

Bước 2 Phản ánh kinh nghiệm

Người học rút ra những kinh nghiệm dưới dạng suy nghĩ, cảm xúc… nói chung những điều quan trọng mà họ học được sau khi trải qua một hoạt động.

Hoạt động thường dùng là:

·         Thảo luận nhóm nhỏ, nhóm lớn

·         Trình bày cá nhân, theo nhóm

Vai trò người hương dẫn là giúp học viên phản ánh những gì đã xảy ra trong bước 1 và nó có liên quan gì đến bài học? cần chắc rằng các kinh nghiệm của học viên đều được xem xét.

Một cách hiệu quả giúp học viên phản ánh kinh nghiệm là nêu câu hỏi về những gì đã xảy ra  trong hoạt động :


·         Điều gì đã xảy ra?

·         Bạn cảm thấy như thế nào khi …?

·         Có ai cảm thấy khác với  ý kiến trên đây không ?

·         Bạn đồng ý/không đồng ý về những gì vừa được phát biểu?

·         Bạn có nhận ra rằng?

·         Tại sao bạn không..?


 

Bước 3  Đút kết thành bài học

Trong bước này học viên suy ra những kết quả  thảo luận trong bước 2 để xác định xem bài học nào được rút ra?

Những hoạt động thường áp dụng là:


·         Thảo luận nhóm lớn để tổng hợp

·         Giảng bài tóm tắt ý chính

·         Thao diễn

·         Nghiên cứu bài học


 

Vai trò của người hướng dẫn có phần giống như người dạy trong phương pháp giảng dạy truyền thống, do đó người hướng dẫn cần am hiểu chủ đề đang hướng dẫn và có nguồn tham khảo đáng tin cậy. Điều này không có nghĩa là người hướng dẫn phải chủ động trả lời tất cả câu hỏi được nêu ra mà nên hướng dẫn để học viên tự tìm ra câu trả lời bằng cách:

-        Cung cấp nội dung tóm tắt cho học viên

-        Hướng dẫn học viên tới nội dung cần xây dựng bằng các câu hỏi:


·         Bạn học được điều gì từ những kinh nghiệm trên?

·         Theo bạn thì điều đó có ý nghĩa gì?

·         Có thể rút ra nguyên tắc nào từ kinh nghiệm trên?

·         Những điều này có quan hệ với nhau như thế nào?

·         Những vấn đề chính mà chúng ta có thể thấy là gì?

·         Những bài học nào cần được rút ra?


 

Bước 4  Áp dụng vào cuộc sống

Để giúp học viên thấy rằng bài học có ý nghĩa thì điều mới vừa học phải có lien hệ đến cuộc sống/công việc của học viên. Ở bước 4 người học cần có dịp lien hệ bài học với cuộc sống thường ngày. Hai cách thường dung là:

·         Học viên thực hành kỹ năng

·         Lập chương trình hành động cụ thể

Vai trò người hướng dẫn là:

·         Đưa ra những lời khuyên

·         Giúp học viên thực hành nâng cao kỹ năng

Những câu hỏi thường được dùng như:


·         Điều gì làm bạn tâm đắc nhất?

·         Khó khăn nhất khi bạn áp dụng vào thực tế là gì?

·         Bạn sẽ áp dụng vào thực tế như thế nào?

·         Bạn có gặp khó khăn gì khi áp dụng những điều mới học

 

 


1.4.        CÁC PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN THÔNG DỤNG

 

1.4.1.   Khái niệm

Tập huấn có sự tham gia bao gồm một hệ thống các phương pháp tập huấn. Mỗi phương pháp phù hợp với một hay một vài mục tiêu tập huấn. Do đó, khi thiết kế chương trình tập huấn, người thiết kế phải chọn lựa phương pháp phù hợp.

Tài liệu này chỉ giới hạn trong việc giới thiệu một số phương pháp thường dùng:

1.4.2.   Một số các phương pháp thường dùng

1.4.2.1.       GIẢNG BÀI/ THUYẾT TRÌNH

Giảng bài là kỹ thuật được tiến hành bởi một người có chuyên môn nhằm cung cấp thông tin, các lý thuyết hoặc các nguyên tắc. Nó có thể tiến hành dưới hình thức giảng bài hoặc có sự tham gia chút ít của người học nhờ vào cách đặt câu hỏi hoặc thảo luận sau khi trình bày.

Trường hợp sử dụng:


·         Giới thiệu một vấn đề mới

·         Cung cấp thông tin tổng quát

·         Truyền đạt một sự kiện, thông tin thống kê


Lợi ích:


·         Cung cấp được một lượng lớn thông tin

·         Tiện cho nhóm lớn

·         Thích hợp với nhiều loại học viên

·         Người hướng dẫn chủ động hơn so với các phương pháp khác


Lưu ý:


·         Thông tin một chiều

·         Học viên thụ động

·         Hướng dẫn viên cần có kỹ năng trinh bày mới có hiệu quả


·          

 


·         Không thích hợp cho việc thay đổi hành vi, thực hành kỹ năng



Cách tiến hành:

1.    Giới thiệu chủ đề: nói với người học những gì bạn định nói với họ

2.    Trình bày: nói với người học những gì bạn muốn nói với họ, có thể dùng các dụng cụ trực quan kèm theo

3.    Tóm tắt những điểm quan trọng: nói với người học những gì bạn mới vừa với họ.

4.    Mời người học đặt câu hỏi

Phương pháp này đáp ứng tốt nhu cầu cần cung cấp kiến thức nhưng hiệu quả không cao trong ứng dụng thực hành hay thay đổi hành vy.

 

1.4.2.2.       ĐỘNG NÃO TÍCH CỰC

Trường hợp sử dụng

Khi cần huy động sự tham gia của học viên để tìm ra:

·         Những cách nhìn khác nhau

·         Những cách giải quyết khác nhau

Lợi ích

·         Học viên tích cực tham gia và phản ứng nhanh

·         Vấn đề đươc nhìn với nhiều quan điểm hay có nhiều giải pháp được nêu ra trước khi phân tích và chon lựa.

Lưu ý

·         Cần ghi nhận càng nhiều ý kiến càng tốt

·         Sẽ có những ý kiến không thật sự lien quan đến câu hỏi, chủ đề

·         Không nên vội vàng phân tích

Cách tiến hành:

Nêu vấn đề hoặc câu hỏi thật rõ ràng và nói trước cho người học biết là mỗi người nên đưa ra một câu trả lời

Để cho họ có thời gian suy nghĩ

Mời học viên lần lượt nêu câu trả lời. Tất cả các ý kiến cần được ghi lên bảng hay giấy lớn đúng như cách học viên diễn đạt. Không nên lược ý hay thay đổi cách diễn đạt nếu không thật sự cần thiết

Khi không còn ý kiến nào mới thì bắt đầu mời cả lớp cùng nhận xét.

Đánh dấu những ý kiến có liên quan nhiều nhất hoặc những cách giải quyết có tính khả thi nhất.

Hỏi học viên xem họ rút ra được bài học gì

Hỏi xem học viên sẽ áp dụng bài học này như thế nào.

 

1.4.2.3.       THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

Thảo luận nhóm nhỏ là hoạt động cho phép người học chia xẻ ý kiến, kinh nghiệm hay giải quyết một vấn đề theo các nhóm. Nhóm thường có từ 4-5 người nhưng không nên nhiều hơn 7 người. Nếu nhóm quá đông sẽ có tình trạng một số người nói nhiều và những người còn lại không tham gia.

Thảo luận nhóm nhỏ còn được phối hợp với các phương pháp khác như: Bài tập nhóm, nghiên cứu tình huống, trò chơi…


Trường hợp sử dụng


·         Nâng cao kỹ năng giả quyết vấn đề

·         Thay đổi thái độ

·         Học viên học hỏi lẫn nhau

·         Nâng cao trách nhiêm của học viên trong quá trình học

·         Phát triển cách làm việc theo nhóm


·         Ghi nhận ý kiến từng cá nhân



Lợi ích

·         Học viên phát huy tính tích cực của học viên trong học tập

·         Khuyến khích sự tham gia

·         Cũng cố và làm rõ hơn về bài học nhờ vào thảo luận

Lưu ý

·         Nhiệm vụ thảo luận phải thật rõ ràng

·         Nhóm phải biết thời gian dành cho thảo luận

·         Các thành viên phải tôn trọng ý kiến của nhau, lắng nghe ngay cả khi chưa đồng ý

·         Không có sự lấn lướt, áp đảo trong nhóm

·         Nếu nhóm chưa nên có câu hỏi dẫn dắt nhóm thảo luận

·         Mọi người cần được khuyến khích tham gia thảo luận.

 


Cách tiến hành:

1.       Chia lớp thành nhóm từ 3 đến 5, tối đa là 7

2.       Giới thiệu nhiệm vụ thảo luận: thảo luận về vấn đề gì? Kết quả sau thảo luận là gì?

3.       Hướng dẫn nhóm cử ra người hướng dẫn nhóm, thư ký và người trình bày.

4.       Thông báo thời gian thảo luận.

5.       Kiểm tra xem các nhóm đã hiểu rõ nhiệm vụ và cách tiến hành hay chưa.

6.       Để yên cho nhóm thảo luận. Người hướng dẫn không nên tham gia trừ khi nhóm viên đặt câu hỏi.

7.       Mời đại diện các nhóm trình bày tóm tắt kết quả. Kết quả có thể là: cách giải quyết vấn đề, trả lời cho một câu hỏi, tóm tắt các ý kiến của nhóm. Nếu cần tập huấn viên nên khuyến khích các nhóm tranh luận, chất vấn để mổ xẻ vấn đề

8.       Giúp nhóm nhận ra những điểm tương đồng trong phần trình bày của các nhóm.

9.       Hỏi xem học viên học được điều gì sau thảo luận

10.    Hỏi xem học viên sẽ áp dụng những điều vừa học này như thế nào?

 

1.4.2.4.       SẮM VAI

Một hay nhiều học viên được mời sắm vai người khác trong một tình huống được cho sẳn nhưng không có kịch bản. Người học sắm vai bằng cách tự ứng xử. Những người còn lại làm người quan sát.

Trường hợp sử dụng

·         Giúp học viên thay đổi thái độ

·         Giúp học viên thấy được hậu quả của hành động

·         Tạo cho học viên thấy các phản ứng trong một tình huống cụ thể

·         Giúp học viên tìm ra những cách khác nhau để xử lý một tình huống.

Lợi ích

·         Tạo không khí vui vẻ, phấn khích cho học viên

·         Kích thích sự tập trung của nhóm

Lưu ý

·         Sắm vai là một hoạt động ntuwj nhiên không có kịch bản

·         Người diễn cần rõ vai diễn

·         Người diễn có thể đi xa vai trò diễn được giao

 

Cách tiến hành:

1.       Giải thích, hướng dẫn cho những người sắm vai để họ hiểu thật rõ vai trò và tình huống

2.       Tạo nên không khí để những người quan sát biết và thích ứng với tình huống

3.       Quan sát sắm vai diễn ra

4.       Cám ơn người diễn và hỏi xem họ có những cảm giác gì trong khi sắm vai. Cần nhớ là phải chắc rằng họ đã thoát ra khỏi vai vừa sắm

5.       Mời quan sát viên chia xẻ những gì họ nhìn thấy được và những phản ứng trong khi quan sát

6.       Thảo luận về những phản ứng khác nhau đối với những gì vừa xảy ra trong khi sắm vai

7.       Hỏi học viên về bài học kinh nghiệm và về những nguyên tắc mà họ rút ra được

8.       Giúp học viên liên hệ lại với đời thường

9.       Tóm tắt

 

1.4.2.5.       THAO DIỄN (thực hành trình diễn)

 

Thao diễn là trình bày một cách làm nào đó (thường là một kỹ năng thực hành bằng tay chân) để người học xem và làm theo.

Trường hợp sử dụng

·         Hướng dẫn một kỹ thuật hay một kỹ năng cụ thể

·         Trinh bày mẫu các bước của một quá trình

Lợi ích

·         Dễ lôi cuốn sự chú ý tập trung của học viên

·         Chỉ ra được cách áp dụng một phương pháp sau khi đã học lý thuyết

·         Học viên tham gia sâu hơn nếu được tự thực hành.

Lưu ý

·         Đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ các thao tác, các bước trước khi hướng dẫn

·         Phải có đủ dụng cụ để mọi học viên có thể thực hành

·         Không thích hợp cho nhóm quá đông

·         Phải phản hồi với học viên khi họ thao tác

Cách tiến hành

Giới thiệu mục đích  của buổi thao diễn

Trình bày và giới thiệu dụng cụ

Thao diễn lần đầu

Thao diễn lần thứ hai, vừa làm vừa giải thích từng bước

Mời học viên nêu câu hỏi

Để học viên tự làm

Thảo luận với y tế thôn bản: cái gì dễ làm, cái nào khó làm

Tóm tắt

 

1.5.        CHỌN PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN THEO MỤC TIÊU

 

MỤC TIÊU

PHƯƠNG PHÁP

HIỆU QUẢ

Nếu bạn muốn cung cấp

KIẾN THƯC

C Giảng bài

C Thảo luận nhóm nhỏ

C Bài tập nhóm

C Bài tập cá nhân

+

++

+++

+++

++

Nếu bạn muốn thay đổi

 

THÁI ĐỘ

C Sắm vai, đóng kịch

C Nghiên cứu tình huống

C Thảo luận nhóm nhỏ qua chuyện kể, kịch

 

+++

+++

+++

Nếu bạn muốn thay đổi

 

KỸ NĂNG

C Thao diễn

C Săm vai

C Bài tập cá nhân

C Bài tập nhóm

C Thực hành làm thật

+++

+++

++

+++

++++

 

1.6.        MỤC TIÊU TẬP HUẤN VÀ CÁCH MÔ TẢ MỤC TIÊU

1.6.1.   Mục tiêu tập huấn là gì?

Mục tiêu tập huấn là những cái mà học viên có khả năng làm được ở cuối khoá học hay cuối tiết học. Nói cách khác mục tiêu tập huấn là những kết quả mong muốn nới học viên vào cuối khoá học hay cuối tiết học.

Lưu ý các đặc điểm sau đây của mục tiêu tập huấn:

  • Nên là mục tiêu hành vi, nghĩa là nhấn mạnh đến những gì học viên LÀM được, không phải chỉ là những gì học viên BIẾT.
  • Nhằm vào người học chớ không phải vào người dạy.
  • Phải có thể đo lường được
  • Phải có thể đạt được trong hoàn cảnh thực tế

1.6.2.   Cách mô tả mục tiêu tập huấn

1.  Trong một mục tiêu tập huấn những yếu tố sau đây phải được mô tả đầy đủ:

·         Học viên là những AI?

·         Họ sẽ có được những kiến thức, thái độ, kỹ năng GÌ?

·         Trong thời gian Tập huấn là BAO LÂU?

·         Với mức độ thành công là BAO NHIÊU?

2.  Mục tiêu tập huấn phải được mô tả rõ ràng bằng những động từ chỉ hành động hay hành vi. Những động từ này giúp chúng ta có thể quan sát được và đo lường mục tiêu

Ví dụ:

-        Về kiến thức: viết ra, nói ra, kể, vẻ, mô tả, trả lời, giải thích....

-        Về kỹ năng: thao tác, thao diễn, điều khiển, chọn ra, tổ chức, vẻ ra, làm thành, áp dụng, so sánh, lập kế hoạch, thực hiện ...

-        Về thái độ: thái độ là cái khó đo lường hơn cả. Vì vậy nó cần được diễn tả một cách gián tiếp. Ví dụ: học viên có thái độ tôn trọng các bà mẹ qua giọng nói thân mật, cách chào lể phép, cách mời ngồi lịch sự, lắng nghe một cách ân cần.

Những động từ sau đây thì mơ hồ, khó quan sát hoặc đo lường: biết, hiểu, đánh giá, nhận ra, tin tưởng, cảm thấy....

3.  Các cách sau đây thường được dùng để mô tả mục tiêu tập huấn:

-        Đến cuối khóa học 80%  học viên lớp….. có khả năng nói ra những ích lợi của thai phụ trong việc đi khám thai định kỳ.

-        Đến cuối khóa học 80%  học viên lớp….. sẽ có khả năng thao tác pha gói ORS và nấu nước cháo muối đúng cách.

-        Những động từ dùng để diễn đạt mục tiêu là những động từ chỉ rõ kết quả như:

·         Làm

·         Nói

·         Viết

·         Biểu diễn

·         Vẽ

·         Tổ chức

·         Cho biết

·         Mô tả

·         Liệt kê

·         Giải thích

·         Điều chỉnh

·         Diễn tả

·         Trả lời

·         Phân biệt

·         Xác định

·         So sánh

·         Xếp loại

·         Xây dựng

·         Kể lại

·         Chứng minh

·         Thừa nhận

·         22.Thực hiện

·         Đưa ra

·         Tìm ra giải pháp

·         Đồng ý

 

 

1.7.        CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN LỚP HỌC

1.7.1.   Tạo không khí học tập

·            Ổn định chổ ngồi và giúp học viên tập trung

·            Khởi động để tạo không khí cởi mở, hợp tác

·            Nhắc lại những điểm chính của buổi học trước

 

1.7.2.   Trình bày mục tiêu hoc tập

·            Chỉ cho học viên thấy nội dung hôm nay có quan hệ đến bài học trước như thế nào.

·            Giới thiệu mục tiêu học tập và biết chắc là mọi người đã hiểu

·            Cho học viên biết họ sẽ làm gì để tham gia vào việc đạt mục tiêu này

 

1.7.3.   Tổ chức hoạt động

·            Hướng dẫn hoạt động: nói rõ yêu cầu, nội qui, nhiệm vụ của học viên, thời gian tiến hành hoạt động.

·            Tạo thuận lợi cho học viên thực hiện hoạt động

 

1.7.4.   Phản ánh về các kinh nghiệm

·            Giúp học viên thảo luận về các kinh nghiệm

·            Hướng dẫn học viên trình bày kinh nghiệm

·            Tạo điều kiện cho các học viên đặt câu hỏi làm rõ, giải thích, phản hồi ý kiến với nhau

 

1.7.5.   Đúc kết thành bài học kinh nghiệm

·            Giúp học viên nhận ra những điểm chính và khái quát những kinh nghiệm phản ánh thành những nguyên tắc.

·            Cung cấp thêm thông tin để làm sáng tỏ bài học

 

1.7.6.   Thảo luận về áp dụng bài học

·            Đặt câu hỏi để học viên liên hệ bài học với công việc của họ

·            Giúp học viên thực hành bằng cách thao tác lại bài học hay lập chương trình hành động.

 

1.7.7.   Kết thúc buổi học

·            Tóm tắt những điểm chính

·            Giúp học viên liên hệ lại với mục tiêu học tập và đánh giá kết quả đạt được

·            Giúp học viên thấy mối liên quan giữa bài học bày với phần còn lại của chương trình tập huấn

·            Giúp học viên có cảm xúc tích cực về buổi học.

 

1.8.        XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

1.8.1.   Kế hoạch bài giảng là gì?

Kế hoạch bài giảng là một bản mô tả các bước hướng dẫn một tiết học hay một buổi học.

Mục đích của kế hoạch bài giảng giúp cho người dạy hình dung trước diễn tiến của tiết học. Nhờ vậy tập huấn viên có thể tiến hành các bước theo trình tự đã dự định và không bỏ sót những bước quan trọng.

Kế hoạch bài giảng không những chỉ mô tả những gì tập huấn viên làm mà còn mô tả công việc của học viên trong từng bước theo nguyên tắc “người học là trung tâm”. Các bước học tập dựa vào kinh nghiệm cũng được thể hiện trong kế hoạch bài giảng.

 

1.8.2.   Cách chuẩn bị kế hoạch bài giảng

·            Kế hoạch bài giảng được xây dựng dựa trên chương trình huấn luyện.

·            Một nội dung huấn luyện có thể được thực hiện bằng nhiều hoạt động. Ngược lại nhiều nội dung cũng có thể được thực hiện thông qua một hoạt động. Điều này tùy thuộc vào chiến lược huấn luyện của từng người dạy.

·            Tốt hơn là mỗi mục tiêu huấn luyện nên có ít nhất là 1 hoạt động riêng.

 

1.8.3.   Cách trình bày kế hoạch bài giảng

Các thành phần chủ yếu của kế hoạch bài giảng là:

·            Tên tiết học

·            Mục tiêu của tiết học

·            Thời gian cần thiết (được tính bằng phút)

·            Các phương tiện dụng cụ hỗ trợ

·            Các bước tiến hành. Trong phần các bước tiến hành, hoạt động của tập huấn viên và của học viên được lần lượt mô tả theo thứ tự trước sau.

·            Một số trường hợp người ta yêu cầu nếu cách đánh giá tiết học vào cuối kế hoạch bài giảng.

 

Xem thêm thí dụ ở về cách trình bày kế hoạch bài giảng ở phần tiếp theo.

 

1.9.        PHỤ LỤC – Tài liệu tham khảo

1.9.1.   Bài giảng mẫu 1 – XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TẬP HUẤN

1.9.1.1.       XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TẬP HUẤN

·         Mục tiêu:                 HV xác định được mục tiêu của khoá tập huấn.

·         Thời gian:               40phút

·         Dụng cụ hỗ trợ:    Tài liệu và Cẩm nang tập huấn

1.9.1.2.       CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Nội dung 1: Phương pháp xác định và mô tả mục tiêu tập huấn (20 phút)

1.    Nói với HV là trong quyền Cẩm nang tập huấn đã có mô tả mục tiêu tập huấn mà họ sẽ tiến hành. Tuy nhiên, họ cần có kỹ năng xác định mục tiêu để sử dụng và điều chỉnh những hướng dẫn trong tài liệu tập huấn cho phù hợp khi cần thiết.

2.    Hỏi HV: Mục tiêu tập huấn là gì?

3.    Hỏi HV: Dựa vào đâu để xác định mục tiêu tập huấn?

4.    Hỏi HV: Cần mô tả mục tiêu tập huấn như thế nào để hướng khoá tập huấn tời sự thay đổi hành vi?

5.    Hướng dẫn cách xác định và mô tả mục tiêu tập huấn

6.    Giới thiệu phương pháp phân tích các đặc điểm của học viên .

Nội dung 2: Thực hành xác định và mô tả mục tiêu tập huấn (20 phút)

1.    Hướng dẫn HV làm bài tập theo nhóm để xác định và mô tả mục tiêu tập huấn cho lớp tập huấn mà họ sẽ là tập huấn viên

2.    Bình luận về các trình bày của HV.

3.    HV nghiên cứu mục tiêu tập huấn trong tài liệu tập huấn do Abt soạn thảo và liên hệ với mục tiêu do họ xác định. Mời HV giải thích về sự khác nhau nếu có. Nếu có sự khác biệt quá lớn, đề nghị HV xem xét và điều chỉnh cho tương thích với mục tiêu tập huấn trong quyển “Cẩm nang tập huấn” .

 

1.9.2.   Bài giảng mẫu 2 - KỸ NĂNG TẬP HUẤN

 

1.9.2.1.       MỤC TIÊU

Sau khoá tập huấn này, học viên có KHẢ NĂNG:

1)    Mô tả các nguyên tắc cơ bản cách học của người lớn

2)    Liệt kê các bước trong chu trình học trải nghiệm

3)    Thực hành các kỹ năng điều hành cơ bản như: ngôn ngữ có lời và không lời, nghe tích cực, đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi.

1.9.2.2.       CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thời gian

Nội dung trình bày

Phương pháp/ các bước thực hiện

Công cụ

15’

Định nghĩa về tập huấn: tập huấn và thay đổi

 

·     Thảo luận nhóm lớn

-    Hỏi các học viên: theo các  anh/chị tập huấn là gì?

-    Viết các ý kiến lên bảng

-    Nhóm các ý kiến chung

-    Làm rõ các ý kiến trong mỗi nhóm

-    Đưa ra định nghĩa của tập huấn tập trung vào các nội dung cơ bản: Tập huấn phải dẫn đến thay đổi

-    Liên hệ với các kinh nghiệm của các học viên trước đây.

o Bút viết bảng

o Giấy A0

o Băng dính giấy

o Thẻ mầu

o Slides

60’

Cách học của người lớn

·     Thảo luận nhóm nhỏ và nghiên cứu tình huống

-    Chia lớp học thành 3-4 nhóm nhỏ

-     Đưa câu hỏi thảo luận, thời gian thảo luận cho các nhóm

-    Cung cấp tình huống, giấy A0, bút viết bảng

-    Thảo luận nhóm trong 15’

-     Các nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại phản hồi: 7’/nhóm

-    Bài học kinh nghiệm: 5’

-    Liên hệ với các kinh nghiệm tập huấn trước đây

o  Tình huống

o  Câu hỏi và thảo luận

o  Giấy A0

o  Bút viết bảng

o  Slides

 

 

PHẦN 2: ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG TRONG THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

 

2.1.        QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG VIÊN


 

TIẾP TỤC ÁP DỤNG

HÀNH VI MỚI

Động viên khuyến khích

Truyền thông trực tiếp

Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân

 

LÀM THỬ 

CHỜ KẾT QUẢ

Thảo luận về những kết quả

Động viên khuyến khích

Truyền thông trực tiếp

 

CÓ Ý MUỐN 

LÀM THỬ

Hướng dẫn và giúp đỡ

Động viên khuyến khích

Truyền thông trực tiếp

(Truyền thông gián tiếp có hiệu quả không cao)

Dụng cụ truyền thông

HIỂU RÕ

ÍCH LỢI

Giải thích rõ ích lợi và nguy cơ

Động viên khuyến khích

Truyền thông đại chúng Kết hợp truyền thông trực tiếp

CHƯA BIẾT,

BIẾT RẤT ÍT

Cung cấp những thông tin tổng quát

Giúp nhận ra vấn đề

Truyền thông đại chúng được lựa chọn

                     

 


* Các buổi Tập huấn nâng cao kiến thức về ATSH của dự án đáp ứng tốt nhất ở hai bước đầu tiên, Khuyến nông viên đuợc khuyến khích tiếp tục tư vấn và hỗ trợ người chăn nuôi tạo ra sự thay đổi thực sự ở các bước sau theo thời gian

 


 

 

 



 

2.2.        TRUYỀN THÔNG NHÓM

 

2.2.1.   Truyền thông nhóm là gì?

Truyền thông cho nhóm là quá trình vừa cung cấp thông tin vừa trao đổi thảo luận để cuối cùng đi đến hành động.

Truyền thông cho nhóm là nhóm viên  đóng vai trò chủ động tham gia còn truyền thông viên chỉ đóng vai trò người hướng dẫn buổi thảo luận nhóm chớ không phải là người quyết định.

 

2.2.2.   Mục tiêu của truyền thông nhóm

Truyền thông cho nhóm nhằm vào các mục đích sau:

  • Nhận ra nguy cơ dịch bệnh, hiểu về những nguyên nhân của dịch bệnh là gì?
  • Chọn lựa các biện pháp phòng tránh dịch phù hợp với nhóm
  • Đi đến quyết định hành động.

2.2.3.   Những ưu điểm của truyền thông cho nhóm

·     Khi nhóm viên  ngồi lại với nhau thì cách nhìn vấn đề của họ trở nên rộng rãi hơn

·     Quyết định của nhóm thường được những người trong nhóm chấp nhận dễ dàng hơn, nhất là khi người ta được tham gia vào việc quyết định.

·     Nhóm viên có dịp hành động một cách tập thể nghĩa là người này động viên khuyến khích những người khác thay đổi.

 

2.2.4.   Tổ chức nhóm để truyền thông như thế nào?

Số lượng:

Số nhóm viên thích hợp cho một buổi truyền thông chỉ nên từ 8-12.Nếu nhóm có đông người sẽ khó có sự tham gia đồng đều và cũng khó đi đến sự nhất trí cao.

Đặc điểm:

·         Nếu buổi truyền thông nhằm thay đổi các thói quen thì các nhóm viên không nên có nhiều khác biệt về độ tuổi, phái, nghề nghiệp, mức độ giàu nghèo.

·         Nếu buổi truyền thông nhằm đưa ra những quyết định cho cả nhóm những người chăn nuôi gia cầm/ thành viên câu lạc bộ gia cầm, sự khác biệt giữa những người được mời là có thể chấp nhận được.

2.2.5.   Mục tiêu truyền thông cho nhóm

Mục tiêu của buổi truyền thông là gì?

Mục tiêu của buổi truyền thông là những kết quả mà ta mong đợi nhóm viên sẽ có được vào cuối buổi truyền thông.

 

C  Có những kết quả mong đợi liên quan đến Hiểu biết. Ví dụ: “Nhóm những người chăn nuôi gia cầm có thể nêu lên được được các nguy cơ dịch bệnh gia cầm là từ đâu đến....”.

C  Có những kết quả mong đợi liên quan đến Nhận thức dụ: “Nhóm viên đồng ý áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn để bảo vệ đàn gia cầm khỏi các bệnh truyền nhiễm hay xảy ra trên gia cầm”.

C  Có những kết quả mong đợi liên quan đến Thực hành. Ví dụ: “Nhóm viên thực hành  biện pháp rửa tay sạch trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm.”

Mục tiêu này phải có thể đo lường được trong buổi họp bằng cách quan sát, thăm dò. Vì vậy, chúng ta cần có con số chỉ tiêu cụ thể.

Cách viết mục tiêu của buổi truyền thông

Những kết quả mong đợi này cần được viết ra một cách cụ thể. 

Khi viết cần chú ý nói rõ:

  • Chúng ta đang mong đợi ở AI?
  • Chúng ta mong đợi có được những kết quả GÌ?
  • Chúng ta mong đợi có được những kết quả này trong thời gian BAO LÂU?
  • Mức độ đạt được kết quả là BAO NHIÊU?

Ví dụ: “Sau 1 giờ họp nhóm, sẽ có 6/10 nhóm viên kể ra được các biện pháp phòng bệnh cho gia cầm, và thực hành rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm”


2.3.        CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG CHO NHÓM

 

  1. Mỗi buổi thảo luận chỉ giải quyết một vài vấn đề. Nếu vấn đề quá rộng thì cần giới hạn đề tài thảo luận.
  2. Truyền thông viên chỉ giúp nhóm tự nhận ra vấn đề và tự quyết định chớ không quyết định thay cho nhóm
  3. Hoạt động mở đầu phải có tác dụng bắt đầu từ “đằng kia” và dẫn dắt người dân đi đến “đằng này”
  4. Dùng câu hỏi mở để dẫn dắt cuộc thảo luận.
  5. Chỉ cung cấp thông tin vừa đủ cho nhóm có thể thảo luận và đi đến quyết định chứ không giảng giải tràn lan. Nên dùng dụng cụ hổ trợ để minh họa nếu thấy cần
  6. Không lấn lướt ý kiến của nhóm viên
  7. Tạo điều kiện để mọi nhóm viên đều có cơ hội đồng đều tham gia vào thảo luận bằng cách:

C  Khuyến khích người ít nói có ý kiến

C  Điều tiết những người nói nhiều và những người lấn lướt

C  Khen ngợi mỗi khi có dịp

C  Không vội vàng trả lời các câu hỏi. Nên chuyển câu hỏi lại cho các thành viên trong nhóm giải quyết

  1. Giúp nhóm đi đến hành động cụ thể : Ai sẽ làm gì vào lúc nào ở đâu?
  2. Nên xác định cách đánh giá kết quả vào ngày thảo luận lần tới.

 
 

·        Chúng ta nhớ 20% những gì chúng ta nghe.

 

·        Chúng ta nhớ 40% những gì chúng ta thấy và nghe.

 

·        Chúng ta nhớ đến 80% những gì do chính chúng ta khám phá ra.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


2.4.        CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG NHÓM

 
 
 
 
 

 

 
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

2.5.        DÙNG TRUYỆN KỂ, TRANH, KỊCH ĐỂ MỞ ĐẦU BUỔI THẢO LUẬN NHÓM

2.5.1.   Công cụ để mở đầu là gì?

Công cụ mở đầu là một hoạt động ngắn chừng 4 – 6 phút, được thực hiện trước khi cung cấp thông tin cho nhóm và nhóm đi vào thảo luận.

Các công cụ mở đầu thường dùng là cung cấp thông tin về tình hình cúm gia cầm hay một câu chuyện kể, tranh vẽ và kịch.

2.5.2.   Tại sao cần có công cụ mở đầu?

  1. Nhóm  cần có cơ hội được khám phá. Tự khám phá sẽ nhớ lâu.
  2. Nếu đi thẳng vào vấn đề thì có thể nhóm sẽ có phản ứng.
  3. Nhóm cần có một điểm tựa để lấy đà, từ đó họ sẽ tham gia vào buổi truyền thông  dễ dàng hơn

2.5.3.   Yêu cầu của công cụ để mở đầu

  1. Phải nêu ra được vấn đề nhưng không chứa sẵn câu trả lời.
  2. Tác động đến tình cảm của những người trong nhóm
  3. Nên bắt đầu từ “đàng kia” và dẫn lại “đàng này” để mọi người có cảm giác thoải mái
  4. Phải hợp lý nghĩa là có thể xảy ra trong cuộc đời thực.

 


2.6.        MỞ ĐẦU VÀ HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN BẰNG TRANH VẼ

2.6.1.   Sử dụng tranh vẽ trong thảo luận nhóm

Có một số loại tranh vẽ thường dùng để mở đầu phần thảo luận, khuyến khích sự chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi:

·       Tranh vẽ giúp người dân nhớ lại sự kiện hay giúp người dân tự kể lại một câu chuyện. Ví dụ: tranh vẽ về câu chuyện người dân phải chôn, đốt gia cầm bệnh, người ốm vì lây nhiễm, xác gia cầm chết vứt ra kênh, mương....

·       Tranh vẽ giúp người dân tự khám phá ra sự việc nhờ đặt ra một vấn đề và dẫn tới cuộc thảo luận. Ví dụ: tranh vẽ một xe chở gia cầm không an tòan, chợ bán gia cầm bị ốm chết vì dịch bệnh…...

·       Tranh vẽ có thể do chính người dân vẽ ra. Ví dụ: Người dân vẽ ra quang cảnh chăn nuôi và nhà cửa ở xóm của họ.

2.6.2.   Những yếu tố mà một bức tranh cần có là gì?

1.   Bức tranh phải khêu gợi được ý tưởng hoặc liên hệ với nội dung, chủ để cần trao đổi

2.   Chi tiết trong tranh quen thuộc với nhóm, không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục hay văn hóa

3. Tác động đến cảm xúc của người xem.

4. Đặt ra một vấn đề với người xem để mở đầu thảo luận, có thể không nhất thiết phải chứa đựng câu trả lời.

Đôi khi, tranh có thể thêm lời thoại hoặc dẫn dắt để hướng sự chú ý vào chủ đề thảo luận nếu cần thiết. Tuy nhiên cần cẩn thận, vì hạn chế sự khám phá của người xem. Không nên tập trung ngay vào lời thoại hay lời dẫn.

 

 

2.7.        DÙNG TRANH ĐỂ HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN

 

2.7.1.   Tranh lật là gì?

            Tranh lật là một bộ sách lật gồm nhiều tranh được sắp xếp theo thứ tự, khi xong trang này sẽ lật tiếp sang trang khác để thảo luận nên gọi là tranh lật.

            Tranh lật dùng để làm gì?

            Tranh lật không dùng để xem mà dùng để thảo luận. Nếu đem tranh cho nhóm tự cầm xem thì không phát huy tối đa ích lợi.

 

2.7.2.   Tranh lật được trình bày như thế nào?

            Một bộ tranh lật có thể gồm 1 trang bìa, trang bìa không dùng để thảo luận.

            Các tranh khác được bố trí ở các trang kế tiếp, mỗi trang là một tranh.

            Mỗi tranh gồm 02 phần:

 

·         Phần hình vẽ là phần nhóm viên sẽ nhìn vào tranh để trả lời câu hỏi hay đưa ra ý kiến để thảo luận.

·         Phần chữ (được in ở mặt sau) là phần hướng dẫn dành cho truyền thông viên, nhân viên truyền thông sẽ nhìn vào phần hướng dẫn này để hướng dẫn người dân xem tranh và thảo luận

2.7.3.   Cách sử dụng tranh lật như thế nào?

            Trạnh lật được đặt trên bàn hay vị trí phù hợp, mặt tranh hướng về phía nhóm viên mặt có chữ hướng về phía nhân viên truyền thông.

 

            Việc sử dụng tranh lật bao giờ cũng tuân theo nguyên tắc: “Từ đằng kia đến đằng nầy”. “Đằng kia” là nói chuyện xảy ra ở đâu đó trong bức tranh (địa phương khác, thôn khác...).“Đằng nầy” là liên hệ đến nơi ở của nhóm viên đang thảo luận. Cách làm như vậy để làm cho nhóm cảm thấy thoải mái khi trả lời câu hỏi hay thảo luận. 

 

Các bước gợi ý sử dụng tranh lật như sau:

 

Bước 1: Xem tranh và thảo luận

 

      Trước hết giúp nhóm xem tranh và nêu ra các câu hỏi để nhóm phân tích bức tranh, hiểu nội dung, ẩn ý sau từng tranh. Trên tờ tranh có nhiều hình thì nên lần lượt chỉ vào từng hình để hỏi. Nên có câu hỏi cho từng hình, mảng hình hoặc cho toàn bức tranh.

 

·      Anh/chị nhìn những ai? Những điều gì trong bức tranh?

·      Người phụ nữ này đang làm gì?

·      Ai đang đứng cạnh người phụ nữ?

·      Những người này đang làm gì? Tại sao người ta đang làm như vậy?

·      Điều gì đã xảy ra ở đây?

·      Bức tranh mô tả hoặc gợi nhớ sự kiện gì?

·      Tại sao điều này lại xảy ra?

·      Điều anh chị nhìn thấy trong tranh có lợi hay có hại? Tại sao vậy?

Trong khi hỏi hãy để nhóm viên suy nghĩ và tự đoán ra. Khi nào nhóm không thể đoán nổi hay hiểu nghĩa của tranh thì mới giải thích cho nhóm rõ.

 

Bước 2: Vận dụng thực tế

 


Tiếp theo là giúp nhóm thảo luận về tình hình trong thôn, xã và hành động của chính họ, ví dụ:

·      Tình huống trong tranh có gì giống và khác với tình huống đời thường của chúng ta?

·      Có khi nào bạn ở trong tình huống tương tự như trong tranh không ?

·      Thực tế chăn nuôi trong tranh có gì giống và khác với thực tế chăn nuôi của chúng ta?

·      Có khi nào Anh/Chị / Bà con ở trong tình huống tương tự như trong tranh không? Trong thôn xóm ta có gia đình nào có thực tế chăn nuôi giống như trong bức tranh không?

 
 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Bước 3: Tóm tắt ý và gợi ý hành động tiếp theo

 

Cuối cùng giúp nhóm ghi nhớ những điểm mấu chốt của bức tranh trước khi lật sang tranh tiếp theo.


·      Chúng ta có thể làm gì để làm thay đổi tình huống trên?

·      Có điều gì khiến nhóm không làm được những điều gợi ý trong tranh?

·      Có thể học theo nhân vật (tốt) trong tranh không? Làm như thế nào?

·      Có mấy cách làm? Cách nào thì tốt hơn? Khi nào chúng ta sẽ làm?

·      Khi nào chúng ta sẽ làm?

·      Làm sao để kiểm tra công việc xem có tiến bộ không?

 

 



 

2.8.        KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHI THẢO LUẬN NHÓM

2.8.1.   Tại sao phải xử lý tình huống

·         Thảo luận nhóm thực chất là hoạt động truyền thông hai chiều. Người truyền thông không chỉ đến với nhóm để cung cấp thông tin mà còn hướng dẫn nhóm thảo luận. Vậy nếu có tình huống xảy ra thì người hướng dẫn cần xử lý để nhóm có thể thảo luận tốt hơn.

·         Về phía đối tượng, có thể họ đến từ nhiều thành phần, có những kiến thức và kinh nghiệm riêng và có những mong đợi cá nhân khác nhau nên có thể sẽ xảy ra những tranh luận hoặc mâu thuẫn.

·         Có thể các đối tượng dè dặt hoặc chưa quen phát biểu trước đám đông.

·         Có thể là đối tượng gặp khó khăn nếu họ thực hiện những giải pháp mà chúng ta đề nghị.

·         Đa số đối tượng thường chưa quen làm việc theo nhóm nên dễ có hiện tượng lấn lướt. Điều này dẫn tới những ý kiến được đưa ra chưa phải là mối quan tâm hoặc giải pháp của cả nhóm mà chỉ là của một vài cá nhân.

2.8.2.   Cách xử lý một số tình huống thường gặp

2.8.2.1.       Đa số đối tượng giữ im lặng, ít phát biểu

Có nhiều lý do để xảy ra tình huống chỉ có vài người phát biểu. Có thể là trong nhóm còn dè dặt hay phòng thủ. Có thể là đối tượng đã quen với cung cách đến để nghe cứ không phải để nói. Cũng có thể đối tượng cho rằng những nội dung này quá mới nên họ không biết.

Dù là lý do gì thì người hướng dẫn cũng cần khuyến khích mọi người phát biểu, ví dụ dùng câu hỏi thách thức và trực tiếp để mời đối tượng nêu nhận định riêng của mình. Nếu thấy chưa hiệu quả người hướng dẫn cần thay đổi phương pháp như chuyển sang bài tập, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận. Ngoài ra nên khéo léo tìm hiểu lý do họ họ cứ im lặng mãi như vậy, có thể là bạn chưa tạo được một không khí tin cậy và cởi mở. 

 

2.8.2.2.       Có tình trạng lấn lướt

Tình trạng lấn lướt xảy ra khi một vài học viên giành nói hoặc trả lời câu hỏi khiến những người khác không có cơ hội hoặc cảm thấy mất tự tin. Thường thì tình trạng này rất dễ xảy ra do đối tượng chưa có kỹ năng giao tiếp trong khi lại có nhu cầu khẳng định bản thân. Thực ra, ở những phút đầu tiên những người nói nhiều này làm cho không khí làm việc sôi nổi hẳn lên và có thể làm cho bài giảng thành công hơn. Chỉ khi nào họ gây ảnh hưởng đến những học viên khác thì nên khéo léo dừng họ lại.

Người hướng dẫn thảo luận có thể khéo léo cắt lời người nói bằng cách tóm tắt lại những gì họ đã nói, khen ngợi ý kiến của họ rồi sau đó chuyển ngay sang phần khác hoặc mời người khác chia xẻ. Chúng ta cũng có thể nói thẳng rằng ý kiến của họ là quan trọng nhưng cũng cần nghe thêm ý kiến của những người khác. Nếu những cách này vẫn không có tác dụng thì hãy nói chuyện với họ trong giờ giải lao.

 

2.8.2.3.       Tình trạng có học viên “thông thái”

Tình trạng này xảy ra khi trong nhóm có một người luôn tỏ ra biết tất cả mọi điều. Họ phản đối, hỏi vặn hoặc đưa ra những thông tin có vẻ rất “thông thái”. Tình huống này có thể khiến những người khác bối rối hoặc làm cho buổi thảo luận đi xa mục đích.

Việc đầu tiên cần làm là bình tĩnh và coi như đó là hiện tượng bình thường. Hãy khen ngợi những đóng góp của họ và nhắc nhở họ về mục đích của buổi học và về nội dung đang thảo luận. Thường thì những học viên khác cũng sẽ tự giải quyết tình huống này bằng các phản ứng khiến người “thông thái” phải tự điều chỉnh.

 

2.8.2.4.       Tình trạng học viên đưa ra những câu hỏi ngoài dự kiến.

Mặc dầu đã chuẩn bị nhưng có thể chúng ta không thể dự kiến được hết những điều kiện đang có trong thực tế. Trong khi đó đối tượng lại nhìn thấy những “vấn đề” từ góc nhìn của họ. Vì vậy, họ có thể đưa ra những câu hỏi mang tính chất xây dựng nhưng làm cho chúng ta bối rối.

Công việc cần làm là chuyển câu hỏi lại cho phía đối tượng. Hãy để cho nhóm tự trả lời, tự tìm ra giải pháp. Điều này đúng vì đối tượng đến là để thảo luận và giải quyết những vấn đề của họ và hướng dẫn viên không phải là người có câu trả lới cho tất cả tình huống. Cách làm này cũng giúp người hướng dẫn có đủ thời gian để suy nghĩ thêm và tham gia vào việc  trả lời.

 

2.8.2.5.       Nhóm đi lạc đề

Tình trạng nhóm bị lạc đề cũng hay xảy ra, nhất là khi người ta chưa được định hướng rõ ràng hoặc cả nhóm quá nhiệt tình, sôi nổi. Đôi khi một cuộc thảo luận bắt đầu thì đúng hướng nhưng sau đó thì đi sai hướng.

Là người hướng dẫn bạn cần sớm phát hiện tình trạng này và lái nó lại cho đúng hướng. Có thể hỏi lớp xem điều vừa nói có liên quan gì đến chủ đề hay không, hoặc nói rằng chúng ta chỉ có đủ thời gian để tập trung vào những nội dung đã đề ra mà thôi.

2.8.2.6.       Bất đồng ý kiến trong nhóm khi tranh luận

Do có nhiều người tham gia nên bất đồng ý kiến dễ xảy ra khi tranh luận. Điều này càng dễ xảy ra nếu đối tượng chưa được trang bị các kỹ năng giao tiếp.

Cách tốt nhất là người hướng dẫn làm dịu căng thẳng bằng cách giúp cho họ nhìn nhận vừa rồi chẳng qua là sự khác biệt giữa các cá nhân. Người hướng dẫn sẽ giúp cho họ nhận ra mỗi người đang nhìn vấn đề dưới một góc độ khác nhau nên ý kiến khác biệt nhau là điều bình thường. Bản thân người hướng dẫn nên giữ thái độ trung lập.

 

2.9.        PHỤ LỤC

 

2.9.1.   Phụ lục - Kết quả mong đợi ở các lớp tập huấn cho giảng viên và tập huấn cho nông dân

Những nội dung đầu ra mong đợi cho các lớp khác nhau

Giảng viên cao cấp (TOMT)

Giảng viên nông dân (TOFT)

TLN với nông dân

Kiến thức:

 

 

 

  Hiểu được các nguyên tắc An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm quy mô vừa và nhỏ:

V

V

V

Khái niệm về ATSH

v

v

v

-        Dịch bệnh từ đâu đến?

v

v

v

-        Mầm bệnh và đường truyền lây

v

v

v

-        Mầm bệnh và các nhóm bệnh chính

v

v

v

-        Bệnh CGC là gì? Sự tồn tại và lây lan của vi rút CGC độc lực cao

v

v

v

-        Các yếu tố làm lây lan dịch bệnh tại trại chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ thương mại

v

v

v

- Nguyên tắc cơ bản của ATSH

v

v

v

-        Các biện pháp ATSH cơ bản trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ thương mại

v

v

v

  Các khái niệm khác:

V

V

 

- Các logo

v

v

 

- Thế nào là chăn nuôi nhỏ thương mại

v

v

 

  Hiểu được mục đích, phương pháp tiếp cận, cấu trúc, nội dung, và cách sử dụng Bộ công cụ trong dẫn dắt thảo luận nhóm nhỏ:

V

V

 

- Tiếp cận Nguy cơ

v

v

 

- Lồng ghép truyền thông thay đổi hành vy và áp dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia vào tập huấn

v

v

 

- Khung tài liệu

v

v

 

- Bố cục nội dung của cuốn tranh lật

v

v

 

- Bố cục phương pháp

v

v

 

  Ôn tập kiến thức chung về PP tập huấn có sự tham gia/ tập huấn tích cực và truyền thông nhóm:

V

V

 

-        Khái niệm về tập huấn có sự tham gia

v

v

 

-        Các nguyên tắc cơ bản về tập huấn có sự tham gia

v

v

 

-        Chu trình tập huấn

v

v

 

-        Lý thuyết về một số phương pháp tập huấn cơ bản

v

 

 

-        Lý thuyết về truyền thông nhóm: Khái niệm, mục tiêu và nguyến tắc truyền thông nhóm; các bước thực hiện truyền thông nhóm

v

v

 

Kỹ năng và thực hành kỹ năng:

 

 

 

  Ôn tập lý thuyết về một số kỹ năng cơ bản:

V

V

 

o   Điều hành nhóm

v

v

 

o   Thúc đẩy và khuyến khích thảo luận nhóm

v

v

 

o   Cho và nhận phản hồi

v

v

 

o   Các tình huống khó và xử lý tình huống

v

v

 

  Rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong thúc đẩy thảo luận nhóm:

V

V

 

o   Điều hành nhóm

v

v

 

o   Thúc đẩy và khuyến khích thảo luận nhóm

v

v

 

o   Cho và nhận phản hồi

v

v

 

o   Các tình huống khó và xử lý tình huống

v

v

 

o   Thao diễn (thực hành trình diễn)

v

 

 

o   Thảo luận nhóm nhỏ

v

v

 

o   Thí giảng/ giảng thử

v

 

 

  Sử dụng thành thạo Bộ công cụ tranh lật dành cho Thảo luận nhóm nhỏ:

V

V

 

o   Dùng tranh để mở đầu thảo luận

v

v

 

o   Sử dụng bộ tranh lật

v

v

 

Đầu ra khác:

 

 

 

1.      Lập kế hoạch bài giảng cho lớp TOFT 3 ngày tại tỉnh

V

 

 

2.      Lập kế hoạch tập huấn cho nhóm nông dân

V

V

 

3.      Lập kế hoạch mẫu để triển khai nhân rộng mô hình cho 01 tỉnh dự án thông qua hệ thống khuyến nông, bao gồm cả kế hoạch hỗ trợ giảng viên cơ sở

V

 

 

4.      Hỗ trợ giảng viên nông dân trong lập kế hoạch và thảo luận nhóm kết hợp truyền thông

V

 

 

2.9.2.   Phụ lục – Tài liệu tham khảo về lập kế hoạch tập huấn/ truyền thông cho nông dân

Vấn đề

Tìm hiểu các hành vi nguy cơ lây cúm gia cầm tại cộng đồng

 

 

  1. Phân tích đối tượng (Người tham dự/học viên)

Bước 1: Nhận diện đối tượng đích và chia họ ra nhóm nhỏ theo đặc điểm::

C  Nhóm chăn nuôi nhỏ lẻ

C  Nhóm chăn nuôi trang trại lớn

C  Nhóm vịt chạy đồng

C  Nhóm giết mổ, chế biến sản phẩm

C  Nhóm nuôi gà chọi/ chim cảnh…

 

  1. Phân tích thông tin

 

Bước 2:  Tiến hành thu thập thông tin về các nhóm đối tượng đích liên quan đến việc xây dựng kế hoạch tập huấn/truyền thông

 

1.    Theo dân số: số dân, giới, lứa tuổi, nghề nghiệp...

2.    Theo điều kiện tiếp cận các kênh tập huấn hoặc phương tiện truyền thông (%)? Ngôn ngữ sử dụng? Trình độ học vấn/ mù chữ? Ai là người ảnh hưởng đến các hộ gia đình và cộng đồng? Và về những vấn đề nào? Điều kiện tiếp cận dự án của nhóm đối tượng đích?

 

3.    Theo đặc điểm Kiến thức-Thái độ và Hành vi::

·         Nhóm đối tượng này đã biết gì về nội dung dự kiến được tập huấn?

·         Những cảm nghĩ và niềm tin của họ về chủ đề dự kiến?

·         Hành vi hiện nay của họ liên quan đến nội dung dự kiến?

 

  1. Xây dựng mục tiêu tập huấn/ truyền thông

 

 

Dựa vào kết quả phân tích thông tin và khả năng thực tế mà xây dựng mục tiêu mang tính khả thi.

 

 

4.    Xác định phương pháp/ nội dung tập huấn

 

Những nội dung tập huấn/  truyền thông nào sẽ được chọn lựa? Những kỹ năng thực hành mới nào cần được giới thiệu?

Tiếp cận đối tượng theo cách nào?

·         Cung cấp thông tin

·         Vận động trực tiếp (tập huấn/ thảo luận nhóm, thăm hộ?)

·         Tham gia: làm cho người dân tham gia vào quá trình hình thành và phát triển hành vi mới thay vì chỉ giới thiệu cho họ..

 

 

5.    Chuẩn bị  phương tiện/ dụng cụ truyền thông?

Phải chuẩn bị dụng cụ:

·         Tránh lãng phí tiền bạc.

·         Bảo đảm dụng cụ truyền thông phù hợp cho việc chuyển tải nội dung truyên thong cần thiết đến nhóm đối tượng đích.

·         Tránh tác động trái ngược do các dụng cụ tạo nên (ví dụ trình diễn mặc đồ bảo hộ chuyên môn của ngành nhưng người dân không thể tiếp cận được hay khuyên người chăn nuôi nhốt gia cầm nhưng họ đang nuôi giống gia cầm không thể nuôi nhốt được vì giống gà thả vườn thường cắn nhau khi nhốt chung, và nguồn thức ăn cung cấp như thế nào?

6.     Tiến hành Tập huấn, truyên thông nhóm

Hỗ trợ hộ gia đình thực hiện hành vi mới như :

  • Hướng  dẫn hỗ trợ làm chuồng trại, khu cách ly, cải tiến bãi chăn, xây dựng khu chứa chất thải, làm cổng, làm hàng rào, bố trí lại khu vực chăn nuôi hợp lý…
  • Hướng dẫn lịch tiêm phòng các loại bệnh
  • Chọn cơ sở giống, đặt mua giống từ cơ sở giống
  • Bố trí khu vực rửa tay, thay quần áo…
  • Hỗ trợ vay vốn...?

7.    Theo dõi giám sát và hỗ trợ.

Quan sát trực tiếp các hành vi của các nhóm đối tượng sau khi được tập huấn/ truyền thông.

Nhắc nhở cam kết, vận động duy trì các cam kết

8.    Đánh giá hiệu quả.

Sử dụng bảng kiểm đánh giá hiệu quả theo từng đối tượng..

 

 

2.9.3.   Phụ lục – BIỂU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM

 

Nội dung

Làm tốt/

Cần phát huy

Chưa tốt/ góp ý để tốt hơn

Không làm

1.    Có tạo không khí cởi mở, thân mật cho buổi thảo luận không?

 

 

 

2.    Cách sắp xếp chỗ ngồi có hợp lý không?

 

 

 

3.    Mọi người có nhìn thấy và nghe rõ không?

 

 

 

4.    Có giới thiệu mục đích của buổi thảo luận không?

 

 

 

5.    Có sử dụng thành thạo Bộ tranh lật, từng tranh vẽ, và câu hỏi gợi ý để mở đầu nhằm giúp đối tượng tự khám phá không?

 

 

 

6.    Có giúp đối tượng liên hệ những thông tin được cung cấp với hoàn cảnh thực tế ở địa phương của họ hay không?

 

 

 

7.    Có kết luận từng phần trước khi qua phần kế tiếp không?

 

 

 

 

8.    Có dùng nhiều câu hỏi mở không?

 

 

 

 

9.    Có tránh dùng những chữ khó hiểu không?

 

 

 

10. Có kiểm tra xem đối tượng đã hiểu và nhớ những điều gì không?

 

 

 

11. Có khuyến khích đối tượng thảo luận về những giải pháp đề nghị không?

 

 

 

12. Có giúp đối tượng đi đến quyết định là họ sẽ làm gì sau buổi thảo luận này không?

 

 

 

Thông tin chung về lớp tập huấn:

 

Từ …….đến ...............Tên giảng viên: 1…………………………………….2………………………………..........

Địa điểm: Xã.................................................Huyện..............................................Tỉnh............................................

Nội dung tập  huấn..................................................................................................................................................

 

 


2.9.4.   Phụ lục - PHIẾU ĐÁNH GIÁ TẬP HUẤN DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

Từ….đến.........................Tên giảng viên: 1 ...................................2…………...................

Nội dung tập huấn.............................................................................................................

Đối tượng học viên: ..........................................................................................................

Địa điểm: Xã..............................Huyện..................................Tỉnh.....................................

Số học viên tham dự/ số dự kiến...............................................................................

 
Thông tin chung:

 

 

 

 

Các đánh giá chung

Với mỗi hang, hãy đánh dấu vào 1 ô phù hợp nhất với đánh giá của mình. Mức 1 là kém nhất, mức 5 là tốt nhất.

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

1

2

3

4

5

 

1.            Đánh giá chung toàn bộ khoá học

 

 

 

 

 

2.            Đánh giá về sự tham gia của học viên

 

 

 

 

 

3.            Đánh giá địa điểm và công tác tổ chức lớp học

 

 

 

 

 

4.            Đánh giá về nội dung của buổi tập huấn trong việc bổ sung các kiến thức mới, cần thiết cho học viên

 

 

 

 

 

5.            Đánh giá khả năng áp dụng, hoặc ứng dụng  kiến thức được học vào công việc hiện tại của học viên

 

 

 

 

 

6.            Đánh giá về mức độ phù hợp của thiết kế lớp tập huấn với đối tượng học viên

 

 

 

 

 

Các ý kiến góp ý, bổ sung

Về nội dung bài hôm nay/ khóa học này, Ông bà có mong muốn bổ sung hoặc thay đổi thêm gì không? Nếu có, xin hãy viết vào đây…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Hãy cho chúng tôi biết các đề xuất khác Ông/Bà cho là cần thiết để buổi/khóa tập huấn đạt hiệu quả cao hơn vào đây…………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Phần dành cho người nhập số liệu           Đã nhập €     Cần kiểm tra lại        €  Khác …………………

2.9.5.   Phụ lục - PHIẾU ĐÁNH GIÁ TẬP HUẤN DÀNH CHO HỌC VIÊN

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TẬP HUẤN DÀNH CHO HỌC VIÊN

Từ …….đến ...............Tên giảng viên: 1........................................2……………...............

Nội dung tập huấn............................................................................................................

Địa điểm: Xã...........................Huyện..................................Tỉnh......................................

 
Thông tin chung:

 

 

 

Đề nghị Ông/Bà dành thời gian cân nhắc và trả lời các câu hỏi đánh giá để buổi/ngày/khóa tập huấn Ông/ Bà vừa tham gia. Ý kiến đánh giá của Ông/ Bà rất quan trọng vì nó giúp chúng tôi tổ chức tốt hơn những khoá học tiếp theo.

Các đánh giá chung

Với mỗi hàng, hãy đánh dấu vào 1 ô phù hợp nhất với đánh giá của mình. Mức 1 là kém nhất, mức 5 là tốt nhất.

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

1

2

3

4

5

 

1.            Đánh giá chung toàn bộ khoá học

 

 

 

 

 

2.            Đánh giá về tài liệu phát cho học viên

 

 

 

 

 

3.            Đánh giá địa điểm và công tác tổ chức lớp học

 

 

 

 

 

4.            Đánh giá về sự hướng dẫn học tập của giảng viên 1

 

 

 

 

 

 

Đánh giá về sự hướng dẫn học tập của giảng viên 2

 

 

 

 

 

5.            Đánh giá về nội dung của buổi tập huấn trong việc bổ sung các kiến thức mới, cần thiết cho Ông/Bà

 

 

 

 

 

6.            Đánh giá khả năng áp dụng, hoặc ứng dụng  kiến thức được học vào công việc hiện tại của Ông/ Bà

 

 

 

 

 

Các ý kiến góp ý, bổ sung

Về nội dung bài hôm nay/ khóa học này, Ông bà có mong muốn giảng viên bổ sung thêm gì không? Nếu có, xin hãy viết vào đây…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Hãy cho chúng tôi biết các đề xuất khác Ông/Bà cho là cần thiết để buổi/ khóa tập huấn đạt hiệu quả cao hơn vào đây…………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Phần dành cho người nhập số liệu           Đã nhập €     Cần kiểm tra lại €     Khác …..


2.9.6.   Phụ lục - CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 04 NGÀY CHO GIẢNG VIÊN CAO CẤP

 

NGÀY 1

Nội dung

Phương pháp

BUỔI SÁNG

30 phút

v  Đón tiếp đại biểu

 

10 phút

v  Phát biều khai mạc

 

20 phút

 

v  Giới thiệu làmquen / mongđợi của học viên.

v  Xác định mục tiêu hội thảo.

v  Xây dựng nội dung lớp/ Phân tổ/ nhóm trực

Tự giớithiệu

30 phút

v  Đánh giá đầu khóa

Bảng câu hỏi

15 phút

Giải lao

 

15 phút

Khởi động

 

20 phút

v  Khái niệm và nguyên tắc của phương pháp tập huấn có sự tham gia

v  Các mức độ tham gia

Động não/ Trình bày

10 phút

v  Chu trình 04 bước tập huấn dựa vào trải nghiệm

Thảo luận

 nhóm

60 phút

Ôn tập–Một số phương pháp tập huấn có sự tham gia? (Động não, Thảo luận nhóm nhỏ,  Thuyết trình/ trình bày, Thao giảng)

Bài tập

Nhóm nhỏ

 

Nghỉ trưa

 

BUỔI CHIỀU

15 phút

Khởi động đầu giờ

 

15 phút

Khái niệm về ATSH, các nguyên tắc cơ bản về ATSH trong chăn nuôi gia cầm

Động não

45 phút

v  Dịch bệnh gia cầm có thể từ đâu đến?

Thuyết

trình

45 phút

Các yếu tố làm lây lan mầm bệnh tại trại chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ (các hành vi, thói quen chăn nuôi chưa tốt)

BT nhóm

15 phút

Giải lao

 

45 phút

v  Các biện pháp ATSH nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho gia cầm nuôi

 

15 phút

Đánh giá ngày 1

 

 

 

Bài tập về nhà:

Nhóm 1,2 và 3: Tự tìm hiểu tài liệu – tranh lật

 

NGÀY 2

Nội dung

Phương pháp

BUỔI SÁNG

15 phút

Ôn tập ngày 1 – kiểm tra bài tập

Trò chơi tung bóng

15 phút

v  Cách lựa chọn các phương pháp tập huấn theo mục tiêu tập huấn (Kiến thức - Thái độ - Kỹ năng và thực hành).

Thảo luận

Nhóm

60 phút

v  Chu trình tập huấn và xây dựng một mục tiêu tập huấn

Thảo luận

Nhóm

15 phút

Giải lao

 

15 phút

v  Vai trò của tuyên truyên viên trong truyền quá trình thay đổi hành vi

v   

Thảo luận

nhóm

30 phút

v  Truyền thông nhóm là gi?

v  Mục đích của truyền thông nhóm trong ATSH? Ưu điểm?

v  Xây dựng  mục tiêu cho một buổi truyền thông nhóm

 

Động não

30 phút

v  Các nguyên tắc và các bước hướng dẫn Thảo luận nhóm

v  Thực hành

v   

Trình bày

Động não

 

Nghỉ trưa

 

BUỔI CHIỀU

15 phút

Khởi động đầu giờ

 

20 phút

v  Giới thiệu về Bộ tài liệu ATSH trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ

v  Câu hỏi và Thảo luận

Trình bày

 

20 phút

v  Giới thiệu Bộ tranh lật dùng cho Thảo luận nhóm nhỏ: nội dung và phương pháp

v  Mục lục của cuốn Tranh lật

Trình bày

Trình diễn

30 phút

v  Hướng dẫn sử dụng tranh trong Thảo luận nhóm.

Trình bày

Trình diễn

15 phút

Giải lao

 

10 phút

v  Giới thiệu bảng kiểm đánh giá kỹnăng truyền thông nhóm

 

Trình bày

 

60 phút

v  Chia nhóm nghiên cứu bộ tranh, giúp nhóm nhiểu rõ : Bố cục-Nội dung- Thông điệp… của bộ tranh lật

Làm việc theo nhóm 03

10 phút

Đánh giá cuối ngày 2

 

 

Bài tập về nhà:

Nhóm 1: Lập chương trình huấn lớp TOT cấp tỉnh/ huyện

Nhóm 2,3 : Lập chương trình huấn cho lớp tập huấn KNV/ GIẢNG VIÊN nông dân

 

NGÀY 3

Nội dung

Phương pháp

BUỔI SÁNG

10 phút

Ôn bài – Kỹ năng hướng dẫn nhóm thảo luận

 

30 phút

Nhóm 1, 2 và 3: Trình bày kết quả Lập chương trình tập huấn lớp TOT cấp tỉnh/ huyện và cho lớp tập huấn KNV/ GIẢNG VIÊN nông dân

Góp ý và bổ sung cho Kế hoạch Tập huấn

Trìnhbày

30 phút

Giới thiệu về các logo trong tài liệu

Khái niệm chăn nuôi gia cầm quy mô hộ thương mại

Trình bày

15 phút

Giải lao

 

60 phút

Ôn tập một số  kỹ năng giao tiếp cơ bản trong truyền thông nhóm: Lắng nghe - Đặt câu hỏi -Phản hồi

Trò chơi

Thực hành

45 phút

Xử lý một số tình huống thường gặp khi hướng dẫn một buổi thảo luận nhóm

Nghiên cứu tình huống

 

Nghỉ trưa

 

 

BUỔI CHIỀU

90 phút

v  Làm việc theo nhóm thao giảng:  Chuẩn bị kế hoạch bài giảng cho một buổi thảo luận nhóm với nông dân

Thảo luận nhóm

15 phút

Giải lao

 

60 phút

v  Các nhóm tiến hành góp ý kế hoạch bài giảng - Thảo luận nhóm nhỏ có ứng dụng truyền thông với tranh lật(1)

Thực hành theo nhóm

15 phút

Đánh giá cuối ngày 3

 

 

 

Bài tập về nhà:

Nhóm 1,2 và 3: Luyện tập thao giảng

 


NGÀY 4

Nội dung

Phương pháp

BUỔI SÁNG

90 phút

v  Các nhóm tiến hành thao giảng Thảo luận nhóm nhỏ có ứng dụng truyền thôngvới tranh lật (2)

Thực hành theo nhóm

15 phút

Giải lao

 

90 phút

v  Các nhóm tiến hành thao giảng Thảo luận nhóm nhỏ có ứng dụng truyền thông với tranh lật (3)

Thực hành theo nhóm

BUỔI CHIỀU

60 phút

Hỏi và đáp

 

30 phút

Đánh giá cuối khóa

Phát chứng chỉ tập huấn và trao quà lưu niệm

 

30 phút

Bế mạc

 

 

 


2.9.7.   Phụ lục - Câu hỏi đánh giá trước và sau tập huấn cho tập huấn viên

Tỉnh: …………………………../ Ngày:.........../..........    2011                                                   

Đơn vị:…….………………. …………….....

Số câu đúng:………/              

 

BẢNG ĐÁNH GIÁ TRƯỚC           / SAU

KHÓA TẬP HUẤN CHO GIẢNG VIÊN

1.   Đặc điểm nổi bật của phương pháp tập huấn có sự tham gia là (Hãy chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn một trong số 3 mẫu a, b, c.)

a.      Bắt đầu từ những hiểu biết, kinh nghiệm và cách giải quyết vấn đề của người học để từ đó mà giúp người học học tập có hiệu quả hơn.

b.     Bắt đầu từ những hiểu biết, kinh nghiệm của tập huấn viên để từ đó giúp cho người học tiếp thu được những gì mà tập huấn viên truyền đạt trong lớp học.

c.      Cả hai câu a và b đều đúng

  1. Hãy chỉ ra các đặc tính của tập huấn có sự tham gia và tập huấn truyền thống:

 

 

Đặc tính

Có sự tham gia

Truyền thống

2.1   

Tiếp nhận thông tin từ người hướng dẫn

 

 

2.2   

Học viên có dịp chia sẻ kinh nghiệm

 

 

2.3   

Học viên có trách nhiệm và phụ thuộc vào nhau

 

 

2.4   

Người hướng dẫn quyết định nội dung

 

 

2.5   

Lấy kinh nghiệm của học viên làm trung tâm

 

 

2.6   

Tiếp nhận kiến thức một chiều dưới dạng sự kiện hay thông tin

 

 

2.7   

Số lượng và cách sắp xếp lớp học cho phép sự tham gia của từng học viên

 

 

2.8   

Người hướng dẫn  vừa dạy vừa học từ kinh nghiệm của học viên

 

 

 

  1. Hãy chọn  các phương pháp tập huấndưới đây phù hợp với mục tiêu tập huấn:

( Đánh dấu X vào Ô chọn, 1 phương pháp có thể chon nhiều Ô)

 

 

Mục tiêu

Kiến thức

Thái độ

Thực hành (Kỹ năng)

 

Phương pháp               

 

 

 

3.1.

Trình bày

 

 

 

3.2. 

Động não

 

 

 

3.3. 

Thảo luận nhóm

 

 

 

3.4. 

Bài tập nhóm/cá nhân

 

 

 

3.5. 

Sắm vai/đóng kịch

 

 

 

3.6. 

Thao diễn/trình diễn

 

 

 

3.7. 

Trò chơi

 

 

 

3.8. 

Chuyện kể

 

 

 

  1. Hãy chọn các cách sau khi dùng tranh lật để thảo luận nhóm nhỏ

( Đánh dấu X vào Ô chọn, 1 phương pháp có thể chon nhiều Ô)

 Khi dùng tranh, quay mặt chữ về phía mình, mặt tranh về phía nhóm nông dân         

 Nên bắt đầu từ chữ, để người thảo luận đọc to tiêu đề

 Nên bắt đầu bằng hình ảnh trong tranh lật, sau đó hỏi về thực tế địa phương

 

  1. Chon 01 câu đúng nhất thể hiện quá trình ứng dụng truyền thông nhóm là:

a.       Quá trình người hướng dẫn chỉ cung cấp thông tin cho nhóm để cuối cùng đi đến hành động thay đổi.

b.    Nhóm viên đóng vai trò chủ động tham gia còn người hướng dẫn chỉ đóng vai trò hướng dẫn buổi thảo luận nhóm; người hướng dẫn là người ra quyết định cuối cùng.

c.       Quá trình người hướng dẫn vừa cung cấp thông tin vừa trao đổi thảo luận với nhóm để cùng nhau thống nhất đi đến hành động thay đổi.

d.    02 câu a và b đúng.

 

  1. Xin anh, chị hãy sắp xếp theo thứ tự tiến trình một buổi thảo luận nhóm có ứng dụng truyền thông:

 

Chọn hoạt động theo thứ tự  các bước từ 1 đến 6

a.    Đưa ra các lời khuyên và hành vi mới

 

b.    Giới thiệu mục đích buổi thảo luận/truyền thông

 

c.    Hướng dẫn thực hiện hành vi mới qua hành động cụ thể

 

d.    Thảo luận khó khăn và giải pháp khắc phục dựa vào cộng đồng

 

e.    Thỏa thuận các hành động

 

f.     Dùng tranh, ảnh hay chuyện kể, Video... để hướng dẫn nhóm thảo luận về các hành vi nguy cơ, hay hành vi cần được thực hiện

 

 

  1. Hãy cho biết 03 nguyên tắc cơ bản của An toàn dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm?

1……………………………………………

2……………………………………………

3……………………………………………

  1. Theo các anh chị, việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh sẽ phòng tránh được những dịch bệnh gì?

A.   Hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm

B.   Chỉ phòng được Bệnh Cúm gia cầm độc lực cao và nguy cơ đại dịch

C.   Bệnh dinh dưỡng

  1. Hãy khoanh tròn các nguồn lây nhiễm dịch bệnh có thể có tại các hộ chăn nuôi nhỏ thương phẩm

a.    Gia cầm bệnh, chết và sản phẩm gia cầm bị nhiễm bệnh

b.    Chất thải chăn nuôi

c.    Con người

d.    Thức ăn, nước uống nhiễm bệnh

e.    Động vật trung gian truyền bệnh

f.     Phương tiện chăn nuôi và vận chuyển

g.    Tất cả các nguồn trên

 

  1. Bộ tài liệu hướng dẫn thực hành ATSH được thiết kế cho ai sử dụng?

 

  1. Chỉ cho tập huấn viên
  2. Chỉ cho nông dân
  3. Cho các đối tượng tập huấn viên và nông dân

 

Xin cám ơn các anh chị!

 

TIN TỨC ĐƯỢC QUAN TÂMXem thêm
k-sMaB5ltYI video2444
Làm đệm lót sinh thái chuồng trong chăn nuôi gà
Chọn liên kết website
Đăng ký nhận tin
Đăng ký
Bản quyền website thuộc về HỘI LIÊN LẠC VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI. bảo lưu mọi quyền lợi.
Đang online: 8
|
Tổng số truy cập: 13.964.712
HỘI THÚ Y VIỆT NAM
Địa chỉ: 86 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3869 1082  - Email: vva.hty@gmail.com - Website: hoithuyvietnam.org.vn
 
 
CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI
Thiết kế website SEO - Tất Thành