banner
English
Tiếng Việt

Tập 3. Hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu tập huấn

Cập nhật: 14/06/2012
Lượt xem: 1451

 

 

 

 

TÀI LIỆU CHO GIẢNG VIÊN & TẬP HUẤN VIÊN NÔNG DÂN

 

 

 

 

 

 

An toàn sinh học

trong chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô nhỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập 3. Hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu tập huấn

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 


 

Mục lục

 

 

LỜI GIỚI THIỆU.. 4

I.     Giới thiệu chung. 5

1.1      Mục đích của Bộ tài liệu tập huấn. 5

1.2      Khung tài liệu. 5

1.3      Nhóm đối tượng đích. 6

1.4      Phương pháp tiếp cận. 6

II.        Hướng dẫn tổ chức thực hiện. 6

2.1.          Tập huấn cho Tập huấn viên cao cấp (TOMT) 6

2.1.1.     Mục đích. 6

2.1.2.     Đối tượng. 7

2.1.2.1.     Tập huấn viên cao cấp (Master trainer) 7

2.1.2.2.     Nhiệm vụ của Tập huấn viên cao cấp. 7

2.1.2.3.     Công cụ tập huấn. 8

2.2.          Tập huấn cho Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân (TOFT) 8

2.2.1.1.     Mục đích. 8

2.2.2.     Đối tượng. 8

2.2.2.1.     Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân. 8

2.2.2.2.     Nhiệm vụ của Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân. 9

2.2.3.     Công cụ tập huấn. 9

2.3.          Thảo luận nhóm.. 9

2.3.1.     Mục đích: 9

2.3.2.     Đối tượng. 9

2.3.3.     Địa điểm và thời lượng. 10

2.3.3.1.     Địa điểm.. 10

2.3.3.2.     Thời lượng. 10

2.3.4.     Quy mô nhóm nhỏ. 10

2.3.5.     Lưu ý khi lựa chọn đối tượng tham gia. 11

2.3.6.     Kế hoạch một buổi thảo luận nhóm nhỏ. 11

2.3.7.     Sau thảo luận nhóm nhỏ. 13

2.3.8.     Công cụ thảo luận nhóm nhỏ. 13

III.      Giới thiệu Bộ Tranh lật dành cho thảo luận nhóm.. 14

3.1.     Hình thức. 14

3.2.     Nội dung. 15

3.2.1.     Phần Mở đầu: Làm giàu từ chăn nuôi gia cầm.. 15

3.2.2.     Phần I: Dịch bệnh từ đâu đến. 15

3.2.3.     Phần II: Phòng tránh dịch bệnh bằng các biện pháp thực hành chăn nuôi tốt 15

 

 


LỜI GIỚI THIỆU

 

Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hành chăn nuôi gia cầm An toàn sinh học do Dự án Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối kết hợp cùng các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia biên soạn phục vụ chương trình tập huấn về An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ theo hướng thương mại.

 

Bộ tài liệu gồm có

 

 

  1. Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên
  2. Tranh lật Hướng dẫn thực hành về An toàn sinh học trong chăn nuôi gà quy mô nhỏ theo hướng thương mại.
  3. Tranh lật Hướng dẫn thực hành về An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt quy mô nhỏ theo hướng thương mại.
  4. Truyện tranh: Bác Mẫu nuôi gà
  5. Truyện tranh: Anh Ba nuôi vịt

 

Riêng cuốn đầu tiên “Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên” được bố trí thành 03 tập nhỏ khác nhau. Đây là tập 3 của cuốn đầu tiên “Hướng dẫn sử dụng Bộ tài liệu tập huấn”. Hy vọng cuốn sách sẽ giúp các tập huấn viên có cái nhìn nhanh và khái quát về mục đích thiết kế, đối tượng đích, bố cục nội dung và cách lựa chọn tài liệu cho các hoạt động tập huấn cụ thể sau này.

 

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp trong biên soạn, thiết kế, hiệu đính và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp gần xa.

 

Dự án Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch trân trọng giới thiệu.


 

 

I.                  Giới thiệu chung

1.1         Mục đích của Bộ tài liệu tập huấn

Bộ tài liệu Hướng dẫn về thực hành chăn nuôi gia cầm An toàn sinh là một sản phẩm trong chương trình hợp tác giữa dự án Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch của USAID và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trong việc chuyển giao kiến thức về An toàn sinh học (ATSH) cho người chăn nuôi. Mục đích của chương trình nhằm nâng cao kiến thức, hướng dẫn thực hành,   tăng cường việc áp dụng những biện pháp an toàn sinh học liên quan tới việc phòng chống dịch bệnh gia cầm nói chung bao gồm cả cúm gia cầm trong nhóm hộ gia đình chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô nhỏ, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn hơn, hướng đến bảo vệ sức khỏe cho con người.

Tài liệu            tập trung giới thiệu cho người chăn nuôi về các Khái niệm cơ bản về ATSH trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ, các biện pháp an toàn sinh học và thực hành chăn nuôi tốt phòng tránh sự lây nhiễm dịch bệnh truyền nhiễm ra và vào ở gia trại và nông hộ.

Việc giới thiệu Bộ tài liệu về ATSH thông qua hệ thống khuyến nông và các tổ chức xã hội khác thông qua các lớp tập huấn kết hợp kỹ thuật và phương pháp, kỹ năng, bộ tài liệu cũng góp phần tăng cường nguồn nhân lực cho hệ thống công và tư, giới thiệu một cách làm mới trong chuyển giao khoa kỹ thuật tới đối tượng đích.

1.2         Khung tài liệu

Bộ tài liệu gồm có:

1.      Tài liệu tập huấn cho Giảng viên và Tập huấn viên nông dân

2.      Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi gà

3.      Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt

4.      Truyện tranh Bác Mẫu nuôi gà

5.      Truyện tranh Anh Ba nuôi vịt.

 

Cấu trúc tài liệu theo nội dung và đối tượng sử dụng:

 

Tên sách

Đối tượng sử dụng

Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên (03 tập)

 

                Tập 1: An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

 

                Tập 2: Phương pháp tập huấn và kỹ năng thảo luận nhóm nhỏ

 

                Tập 3: Hướng dẫn sử dụng tài liệu

 

Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi gà

 

 

Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt

 

 

Truyện tranh Bác Mẫu nuôi gà

 

Truyện tranh Anh Ba nuôi vịt.

Tập huấn viên  cao cấp;

Giảng viên và Tập huấn viên nông dân

 

 

 

Tập huấn viên  cao cấp;

Giảng viên và Tập huấn viên nông dân

 

Tập huấn viên  cao cấp;

Giảng viên và Tập huấn viên nông dân

 

Người chăn nuôi

 

Người chăn nuôi

 

1.3         Nhóm đối tượng đích

Các nhóm đối tượng đích gồm:

1.      Các hộ chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô nhỏ

2.      Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân

3.      Tập huấn viên cao cấp

 

 

Các hoạt động chính để giới thiệu tài liệu đến nhóm đối tượng đích gồm:

1.      Tập huấn cho Tập huấn viên cao cấp

2.      Tập huấn cho Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân

3.      Thảo luận nhóm lồng ghép truyền thông với các hộ chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô vừa và nhỏ

1.4         Phương pháp tiếp cận

Sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên tiếp cận nguy cơ khi xác định các mối nguy lây nhiễm dịch bệnh cho gia cầm và người chăn nuôi, lồng ghép giữa tập huấn có sự tham gia lấy người học làm trung tâm, và các ứng dụng truyền thông thay đổi hành vy vào việc tạo nên sự thay đổi trong thực tế sản xuất, Tập huấn viên được kỳ vọng sẽ là người hỗ trợ nông dân trong trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các nguy cơ lây nhiễm tại hộ chăn nuôi gia cầm đến việc thực hành các nhóm biện pháp ATSH chính như cách ly, quản lý di chuyển, giữ vệ sinh và sát trùng và hướng đến sự thay đổi dần các hành vy tốt.

Sử dụng công cụ chính hướng đến đối tượng đích, trong khi tài liệu cho Tập huấn viên mang tính tham khảo và tiện ích cho Tập huấn viên tra cứu và ứng dụng trong tập huấn, bộ tranh lật hay truyện tranh với các tranh vẽ nhiều hình ít chữ, dể hiểu, dễ nhớ, mang tính đặc trưng vùng miền, tài liệu mang tính tích cực, sáng tạo và hướng đến thúc đẩy thay đổi của đối tượng là người chăn nuôi nhỏ.

Các lớp tập huấn được tổ chức chủ yếu thông qua loại hình thảo luận nhóm nhỏ với người chăn nuôi có lồng ghép ứng dụng truyền thông để khuyến khích và tạo nên sự thay đổi dần các hành vy tốt của người chăn nuôi theo thời gian.

II.               Hướng dẫn tổ chức thực hiện

2.1.            Tập huấn cho Tập huấn viên cao cấp (TOMT)

2.1.1.      Mục đích

v  Góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên khuyến nông về ATSH trong chăn nuôi gia cầm vừa và nhỏ bằng cách cung cấp bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết và giới thiệu Bộ tài liệu cho các Tập huấn viên

v  Chuẩn bị nguồn lực cho các khóa tập huấn nhân rộng tài liệu ở cơ sở

Mục tiêu cụ thể của khóa tập huấn là sau khóa tập huấn, học viên sẽ:

 

Kiến thức:

v  Hiểu được các nguyên tắc An toàn dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm quy mô vừa và nhỏ

v  Hiểu được mục đích, cấu trúc, nội dung, và cách sử dụng Bộ công cụ trong dẫn dắt thảo luận nhóm nhỏ (giả định là tất cả các đại biểu đều đã có kinh nghiệm trong giảng dạy có sự tham gia)

 

Kỹ năng:

v  Có thể sử dụng các kỹ năng cơ bản trong thúc đẩy thảo luận nhóm

v  Có thể thực hành các bước/kỹ năng cơ bản trong hướng dẫn kỹ thuật điều hành nhóm cho các giảng viên khuyến nông cấp tỉnh

v  Có thể hỗ trợ các giảng viên khuyến nông cấp tỉnh chuẩn bị tố chức tập huấn cho khuyến nông viên và cho nông dân

 

Thực hành:

v  Tất cả học viên tích cực tham gia chia sẻ kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và thúc đẩy thảo luận nhóm nhỏ

v  Sử dụng thành thạo Bộ công cụ tranh lật dành cho Thảo luận nhóm nhỏ

2.1.2.      Đối tượng

2.1.2.1.            Tập huấn viên cao cấp (Master trainer)

v  Là cán bộ Trung tâm khuyến nông, hoặc các đơn vị trung ương và tỉnh khác … mong muốn được tham gia tập huấn, có khả năng tổ chức tập huấn đào tạo Tập huấn viên cho các địa phương.

v  Có mong muốn và sẵn sang hỗ trợ tập huấn viên hoặc Tập huấn viên nông dân trong việc rèn luyện kỹ năng, phương pháp để truyền tải những kinh nghiệm và kiến thức về AN TOÀN SINH HỌC trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ thương mại

v  Sẵn sàng và có thời gian tham gia lớp tập huấn dành cho Tập huấn viên cao cấp

v  Có kiến thức và kỹ năng về tập huấn có sự tham gia, đã tham gia ít nhất một lớp tập huấn về phương pháp tập huấn có sự tham gia hoặc tập huấn chủ động, tập huấn cho người lớn

v  Có điều kiện tiếp tục tư vấn, trao đổi và khuyến khích tập huấn viên, Tập huấn viên rèn luyện kiến thức và kỹ năng sau tập huấn.

2.1.2.2.            Nhiệm vụ của Tập huấn viên cao cấp

v  Tham dự lớp tập huấn cho Tập huấn viên cao cấp và tham khảo thêm các tài liệu liên quan

v  Tập luyện và sử dụng thành thạo Bộ tài liệu cho các nội dung khác nhau phục vụ các đối tượng khác nhau, biết cách lựa chọn nội dung phù hợp cũng như xây dựng kế hoạch tập huấn cho Tập huấn viên (khuyến nông viên hoặc giảng viên nông dân), biết cách hỗ trợ học viên trau dồi phương pháp và kỹ năng đứng lớp.

v  Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện khóa Tập huấn cho Tập huấn viên

v  Hỗ trợ, giúp đỡ Tập huấn viên trong các buổi thảo luận nhóm đầu tiên để rút kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng

2.1.2.3.            Công cụ tập huấn

v  Tài liệu tập huấn cho Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân

v  Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi gà

v  Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt

2.2.            Tập huấn cho Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân (TOFT)

2.2.1.1.            Mục đích

v  Góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên và giảng viên nông dân về ATSH trong chăn nuôi gia cầm vừa và nhỏ và chuẩn bị nguồn lực cho các khóa tập huấn nông dân ở cơ sở.

Mục tiêu cụ thể là sau khóa tập huấn, Giảng viên/ tập huấn viên nông dân sẽ:

 

Kiến thức:

v  Hiểu được các nguyên tắc An toàn dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm quy mô vừa và nhỏ.

v  Hiểu được mục đích, cấu trúc, nội dung, và cách sử dụng Bộ công cụ trong dẫn dắt thảo luận nhóm nông dân nhỏ.

 

Kỹ năng:

v  Có thể sử dụng các kỹ năng cơ bản trong thúc đẩy thảo luận nhóm, nhất là dùng tranh lật để dẫn dắt thảo luận.

 

Thực hành:

 

v  Tất cả học viên rèn luyện kỹ năng sử dụng tranh lật để hướng dẫn thảo luận nhóm. 

v  Sử dụng thành thạo Bộ công cụ tranh lật.

 

2.2.2.      Đối tượng

2.2.2.1.            Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân

v  Là cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y thôn ấp, các can bộ đoàn thể khác… được tập huấn về nội dung và phương pháp, có kỹ năng dẫn dắt thảo luận nhóm, có năng khiếu truyền đạt, mạnh dạn, sẵn sàng phát biểu trước đám đông.

v  Có mong muốn trở thành tập huấn viên hoặc giảng viên nông dân, hỗ trợ người chăn nuôi trong việc giới thiệu và truyền tải những kinh nghiệm và kiến thức về AN TOÀN SINH HỌC trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ thương mại

v  Sẵn sàng và có thời gian tham gia lớp tập huấn dành cho giảng viên nông dân

v  Có kiến thức và kỹ năng để sử dụng tranh và dẫn dắt thảo luận nhóm nhỏ, tư vấn và khuyến khích người chăn nuôi áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi tốt vào chăn nuôi gia cầm.

v  Đặc biệt sau này có điều kiện tiếp tục tư vấn, trao đổi và khuyến khích với  các hộ chăn nuôi gia cầm sau tập huấn.

2.2.2.2.            Nhiệm vụ của Giảng viên/ Tập huấn viên nông dân

v  Tham gia lớp tập huấn và tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến tổ chức thảo luận nhóm cũng như cách điều hành một cuộc thảo luận nhóm nhỏ.

v  Tập luyện và sử dụng thành thạo công cụ thiết kế sắn phục vụ cho thảo luận nhóm, biết cách lựa chọn nội dung của tranh lật cho phù hợp yêu cầu của đối tượng và mục tiêu tập huấn.

v  Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện các buổi thảo luận nhóm cho nông dân (bao gồm cả chuẩn bị địa điểm, lựa chọn và mời đúng đối tượng tham gia thảo luận nhóm nhỏ…).

2.2.3.      Công cụ tập huấn

v  Tài liệu tập huấn cho Gaingr viên / Tập huấn viên nông dân

v  Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi gà

v  Tranh lật Hướng dẫn về thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt

v  Truyện tranh Bác Mẫu nuôi gà và Anh Ba nuôi vịt

 

2.3.            Thảo luận nhóm

2.3.1.      Mục đích:

Thảo luận nhóm có mục đích tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về ATSH và thực hành chăn nuôi tốt, cung cấp cho đối tượng tập huấn các thông tin bổ sung cần thiết liên quan đến các biện pháp AN TOÀN SINH HỌC trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ.

Trong và sau tập huấn, khuyến khích tạo nên sự thay đổi các thói quen và các hành vy chưa tốt, áp dụng các biện pháp ATSH và thực hành chăn nuôi tốt trong chăn nuôi gia cầm để hạn chế sự lây lan dịch bệnh cho gia cầm.

 

2.3.2.      Đối tượng

Những hộ chăn nuôi gia cầm theo hướng thương mại – nuôi để bán, với quy mô chăn nuôi nhỏ khoảng từ 50 con gia cầm trở lên đều là các đối tượng chính. Trong khi quy mô này ở một số các tỉnh miền núi và đồng bằng bắc và bắc trung bộ tập trung nhiều ở khoảng 50 -300 con, nhiều tỉnh khác ở vùng đồng bằng Sông Mê kông và một số tỉnh ven Sông Hồng có thể đạt từ 300 đến 2000 con.

Đặc điểm chung dễ nhận thấy của quy mô chăn nuôi này là mức độ an toàn sinh học của khu vực nuôi hoặc trang trại nuôi thấp do thiếu chú ý đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chưa có thói quen thực hành chăn nuôi tốt. Ví dụ: chưa có hàng rào hoặc chuồng nuôi cố định, không có khu vực cách ly để nuôi riêng gia cầm, bố trí khu vực chăn nuôi chưa hợp lý, ít hoặc chưa chú ý đến các biện pháp an toàn sinh học để phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh từ  ngoài vào khu vực chăn nuôi cũng như từ trong ra ngoài, thường xuyên không áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân tốt thiểu….

Lưu ý đối tượng chính là chủ hộ chăn nuôi hay người chăn nuôi với quy mô chăn nuôi nhỏ. Tuy nhiên, với các quy mô lơn hơn và mang tính hành hóa hơn, đối tượng cần mở rộng đến công nhân, người làm thuê trong các trang trại này và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm.

2.3.3.      Địa điểm và thời lượng

2.3.3.1.            Địa điểm

v  Nên chọn địa điểm thảo luận tại từng thôn, ấp, gần nơi sinh hoạt của cộng đồng, tiết kiệm thời gian đi lại cho người tham dự. Có thể tổ chức ngay tại nhà dân hoặc điểm sinh hoạt chung của cộng đồng.

v  Nên chọn địa điểm thoáng mát, có đủ chỗ ngồi cho cả nhóm và quan sát viên, nếu có

v  Không nên tổ chức thảo luận nhóm nhỏ tại địa điểm quá rộng hoặc có nhiều người quan sát gây mất tập trung cho người tham gia thảo luận; không nên tổ chức tại nơi quá trang nghiêm hoặc có quá nhiều người ra vào, vì sẽ làm hạn chế sự tham gia của đối tượng học viên nông dân

2.3.3.2.            Thời lượng

v  Số lượng và thời gian thảo luận do Giảng viên nông dân lựa chọn cho phù hợp với thời gian, nội dung và đối tượng thảo luận.

v  Nếu sử dụng trọn vẹn nội dung bộ tài liệu thiết kế, đề xuất ít nhất là 4 buổi, mối buổi từ 2-3 h.

v  Khuyến nông viên được gợi ý nếu không sử dụng trọn vẹn nội dung bộ tài liệu thiết kế, vẫn có thể sử dụng từng tranh lật, hoặc một vài tranh lật cho các chuyến thăm và tư vấn cho người chăn nuôi để thảo luận cho từng chủ đề cụ thể.

2.3.4.      Quy mô nhóm nhỏ

v  Mỗi nhóm nên có khoảng 8 -12 người, không nên quá đông vì khó có cơ hội chia sẻ với tất cả mọi người; không nên quá ít vì hạn chế sự tham gia.

v  Số lượng nhóm phụ thuộc số lượng các hộ chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô nhỏ và vừa tại mỗi thôn/ấp cũng như nguồn lực và kế hoạch được xây dựng và phê duyệt

v  Số lượng các nội dung lựa chọn cho mỗi buổi thảo luận không nên quá nhiều vì có thể hạn chế khả năng ghi nhơ nội dung của học viên

v  Mỗi hộ có thể cử một người tham gia nhiều buổi thảo luận nhóm thay vì mỗi buổi lại cử một người khác nhau trong gia đình tham dự.

Mẫu kế hoạch tập huấn tại xã

 

Tên nhóm

 

Số nhóm

 

Số người/nhóm

 

Tổng số người tham dự

 

Số buổi thảo luận dự kiến

 

Nội dung dự kiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.5.      Lưu ý khi lựa chọn đối tượng tham gia

Do số lượng nhóm có giới hạn, khi lựa chọn nhóm đối tượng, tập huấn viên nên chú ý một số điểm sau:

v  Chọn đúng đối tượng là các hộ chăn nuôi gia cầm thương mại vừa và nhỏ. Là chủ hộ, người chăn nuôi, hoặc công nhân thường xuyên chăm sóc và tiếp xúc với gia cầm.

v  Chọn phân bổ theo địa bàn dân cư để đảm bảo tính lan toả sau này;

v  Không nên ưu tiên lựa chọn theo quan hệ gia đình hoặc xã hội (ví dụ không ưu tiên chỉ chọn người thân của tập huấn viên)

v  Nếu có thể, nên bố trí thành viên các nhóm gần nhau về lứa tuổi hoặc tương đương về điều kiện chăn nuôi, điều kiện kinh tế, xã hội.

v  Nên khuyến khích các hộ gia đình cam kết cử một người trong gia đình tham gia cả ba buổi thảo luận nhóm thay vì mỗi buổi cử một người

 

2.3.6.      Kế hoạch một buổi thảo luận nhóm nhỏ

Dưới đây là mẫu chương trình làm việc cho một buổi thảo luận nhóm cụ thể. Tập huấn viên khuyến nông căn cứ vào đó để triển khai buổi thảo luận nhóm cho hiệu quả và chuyên nghiệp. Nhìn chung, một buổi thảo luận nhóm bao gồm các bước chính sau:

 

v  Chuẩn bị:

Ø  Nên chuẩn bị kỹ ở nhà trước buổi thảo luận nhóm

Ø  Đọc kỹ hướng dẫn

Ø  Lựa chọn tranh và luyện tập cách dẫn dắt thảo luận

Ø  Chuẩn bị công cụ (tranh lật, giấy, bảng, bút nếu cần) và những dụng cụ khác nếu có, ví dụ quà tặng xà phòng rửa tay

Ø  Chuẩn bị các trò chơi, bài hát, câu đố… để tạo không khí cởi mở

Ø  Nếu có những bài tập thực hành hoặc quan sát thực tế trong buổi thảo luận nhóm, nên khảo sát địa điểm quan sát, bố trí hiện trường, gặp gỡ những người liên quan để chuẩn bị chu đáo trước

Ø  Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm nếu cần

Ø  Mời các thành viên tham gia thảo luận và kiểm tra mức khẳng định tham gia

 

v  Khởi động:

Ø  Phần này rất quan trọng để tạo hưng phấn cho người học. Chỉ khi họ hưng phấn và vui vẻ thì việc truyền thông mới có hiệu quả.

Ø  Có thể sử dụng các trò chơi dân gian hoặc hát, múa tập thể hay cá nhân

Ø  Khích lệ người tham gia bằng các hình thức: khen, phát quà, hoặc đề nghị cả nhóm vỗ tay ghi nhận

Ø  Có thể sử dụng phần khởi động này để ôn lại bài cũ bằng cách đặt câu hỏi mở và dễ để ai cũng có thể trả lời được. Ví dụ: trong buổi thảo luận nhóm trước, các bác học được điều gì thú vị nhất? Từ hôm đó đến nay, các bác đã làm theo được những gì? Với mỗi câu trả lời đúng, nên có một chút quà để khích lệ người trả lời.

 

v  Thảo luận nội dung

Ø  Đây là phần chính của buổi thảo luận nhóm

Ø  Tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình thảo luận nhóm

 

Ø  Hãy để cho người tham gia xem tranh trước

Ø  Sau đó mới đặt câu hỏi (như trong gợi ý ở mặt sau tranh)

Ø  Luôn quan sát cử chỉ, thái độ của người tham gia để động viên, khích lệ họ trả lời trao đổi kịp thời

Ø  Luôn tạo không khí thoải mái cho người tham gia: dùng ánh mắt thiện cảm và vui vẻ để quan sát họ; lời lẽ và cử chỉ nên nhẹ nhàng, thân thiện;

Ø  Động viên, khích lệ người tham gia là chính, tuyệt đối tránh phê bình, hay chê bai vì họ chưa trả lời đúng hoặc có những hành vi chưa đúng mực

Ø  Nên chú ý lắng nghe và ghi nhận hết ý kiến của các thành viên. Tuyệt đối tránh việc bỏ qua các ý kiến của họ. Nếu bạn sơ ý bỏ qua một ý của ai đó, họ sẽ không bao giờ nghe theo lời bạn nữa.

Ø  Nên khuyến khích tất cả mọi người đều được tham gia thảo luận (trả lời câu hỏi, đóng vai…). Hãy dành cơ hội cho những người ít nói để họ được nói lên ý kiến của mình. Với những người hay nói và gây mất trật tự, hãy khéo léo cám ơn những ý kiến của họ và dành câu trả lời cho người khác.

Ø  Có thể thưởng quà cho những thành viên xuất sắc (có câu trả lời hay, tham gia tích cực…)

 

v  Ôn bài và giao bài tập

Ø  Đây là phần bắt buộc trong mỗi buổi thảo luận nhóm có lồng ghép truyền thông để hướng đến sự thay đổi hành vi, tập trung phần cuối buổi.

Ø  Hãy đặt câu hỏi cho người tham gia: “Hôm nay chúng ta học được gì?/ Các biện pháp an toàn sinh học nào chúng ta có thể áp dụng được ngay khi về nhà” và ghi nhận hết câu trả lời vào bảng hoặc giấy.

Ø  Điều chỉnh hoặc bổ sung cho câu trả lời nếu thấy cần thiết

Ø  Tuyên dương và khích lệ mọi người (phát quà cho những người có câu trả lời xuất sắc)

Ø  Nhắc và khuyến khích những việc họ cần làm ở nhà. Ví dụ:

o   Từ hôm nay, ai trong số chúng ta sẽ thay ủng khi vào chuồng gà cho gà ăn?

o   Học thuộc ý nghĩa của việc làm nói trên

o   Chia sẻ với người thân hoặc hàng xóm về biện pháp đó

2.3.7.      Sau thảo luận nhóm nhỏ

Lý tưởng nhất để khuyến khích tạo ra sự thay đổi là giảng viên/ tập huấn viên nông dân đóng vai trò của khuyến nông viên hoặc kết hợp với khuyến nông viên. Một thời gian sau khi kết thúc các buổi thảo luận nhóm nhỏ, Giảng viên nông dân hoặc tập huấn viên nông dân haowjc/ và khuyến nông nên tới thăm các hộ tham dự tập huấn để đánh giá sự thay đổi kiến thức và hành vi của đối tượng. Nếu thấy cần thiết, khuyến nông sẽ hướng dẫn lại hoặc khuyến khích hộ gia đình áp dụng các biện pháp thực hành an toàn sinh học vào hoạt động sản xuát chăn nuôi gia đình

Có thể sử dụng một danh mục để quan sát, kiểm tra và thúc đẩy sự thay đổi khi thăm hộ gia đình như sau:

 

 

Những việc cần làm

 

Đã làm

 

Mức độ thực hành

 

Khó khăn và hướng giải quyết

1.        

 

 

2.        

 

 

 

3.        

 

 

 

4.        

 

 

 

5.        

 

 

 

6.        

 

 

 

7.        

 

 

 

2.3.8.      Công cụ thảo luận nhóm nhỏ

Công cụ thảo luận nhóm gồm:

-          Bộ tranh lật để sử dụng tại buổi thảo luận nhóm

-          Truyện tranh để tặng người chăn nuôi mang về: Bác Mẫu nuôi gà cho đối tượng chăn nuôi gà, và Anh Ba nuôi vịt cho đối tượng chăn nuôi vịt.

-          Các tặng phẩm khác liên quan có tác dụng khuyến khích thay đổi hành vi, nếu có. Ví dụ: Xà phòng rửa tay, ủng cao su, áo bảo hộ lao động.

Ngoài ra, giảng viên nông dân/ tập huấn viên có thể cần chuẩn bị những văn phòng phẩm cần thiết sau để hỗ trợ cho quá trình tập huấn:

v  Bảng ghi và phấn: Dùng để ghi các câu trả lời của người tham gia trong quá trình thảo luận. Có thể sử dụng các tờ giấy to hoặc lốc lịch đã cũ để ghi chép.

v  Công cụ khuyến khích thay đổi hành vi: Quà, dùng để phát cho các thành viên tích cực tham gia, hoặc có các câu trả lời đúng, hay.

v  Các trò chơi, bài hát, câu đố: Tập huấn viên nên sưu tầm các trò chơi dân gian, hoặc bài hát, câu đố mang tính vui nhộn để khích lệ người tham gia. Nên áp dụng vào lúc bắt đầu truyền thông, hoặc khi người tham gia tỏ ra mệt mỏi. Có thể áp dụng vào lúc kết thúc buổi thảo luận nhóm để tạo dư âm cho buổi thảo luận nhóm tới.

v  Những thiết bị khác: Tùy theo từng tranh, tập huấn viên có thể chuẩn bị những đồ dùng liên quan. Ví dụ như rửa tay bằng xà phòng thì nên chuẩn bị chậu rửa tay, xà phòng và khăn lau tay...

III.           Giới thiệu Bộ Tranh lật dành cho thảo luận nhóm

3.1.            Hình thức

Bộ tranh lật được thiết kế với khổ A3, phù hợp cho thảo luận nhóm nhỏ dưới 12 người. Có chân giá đứng để đặt bàn và khe để đặt tay giữ bộ tranh khi Tập huấn viên nông dân đứng giảng.

Mỗi tranh lật đều có hai mặt: mặt tranh (dành cho nhóm đối tượng tham gia) và mặt chữ (dành cho tập huấn viên).

Mặt tranh: Mặt này dành cho nhóm đối tượng tham gia thảo luận nhóm nhỏ. Mặt này chủ yếu là hình ảnh, có tác dụng tạo trí tò mò và khơi gợi ý để thảo luận cho người tham gia. Dựa vào những hình ảnh này, tập huấn viên đặt câu hỏi để dẫn dắt thảo luận.

Mặt chữ: Mặt này dành cho Tập huấn viên. Nội dung chủ yếu là hướng dẫn sử dụng tranh, gồm những câu hỏi và những gợi ý (đáp án) để nhắc bài trong khi dẫn dắt, hướng dẫn thảo luận nhóm.

Trong khi thảo luận, mặt tranh sẽ hướng về phía người tham gia thảo luận, và mặt chữ sẽ hướng về phía tập huấn viên hoặc Tập huấn viên.

3.2.            Nội dung

3.2.1.      Phần Mở đầu: Làm giàu từ chăn nuôi gia cầm

3.2.2.      Phần I: Dịch bệnh từ đâu đến

3.2.3.      Phần II: Phòng tránh dịch bệnh bằng các biện pháp thực hành chăn nuôi tốt

 

TIN TỨC ĐƯỢC QUAN TÂMXem thêm
k-sMaB5ltYI video2444
Làm đệm lót sinh thái chuồng trong chăn nuôi gà
Chọn liên kết website
Đăng ký nhận tin
Đăng ký
Bản quyền website thuộc về HỘI LIÊN LẠC VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI. bảo lưu mọi quyền lợi.
Đang online: 55
|
Tổng số truy cập: 14.849.608
HỘI THÚ Y VIỆT NAM
Địa chỉ: 86 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3869 1082  - Email: vva.hty@gmail.com - Website: hoithuyvietnam.org.vn
 
 
CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI
Thiết kế website SEO - Tất Thành